MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lthn Thứ Hai Tuần Vi Tn 13-2-2017
Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 2-2017

Suy niệm

"điềm Lạ Trên Trời" - "tại Sao Ngươi Căm Tức, Tại Sao Ngươi Sụ Mặt Như Thế?"

"Điềm lạ trên trời" - "Tại sao ngươi căm tức, tại sao ngươi sụ mặt như thế?"

Theo truyền thống và văn hóa của dân tộc mình thì trong khi người Hy Lạp (tiêu biểu cho một Âu Châu cổ xưa thiên về lý trí và khoa học) chủ trương triết lý liên quan đến lý lẽ - phải có lý mới đáng tin, thì người Do Thái (tiêu biểu cho một Á Châu đạo hạnh thiên về cảm tình và thần thiêng) chủ trương thần học liên quan đến mạc khải - phải liên quan đến thần linh mới đáng tin.

Đó là lý do chúng ta thấy trong khi Âu Châu thiên về khoa học thực nghiệm liên quan đến tính toán và định luật thì Á Châu thiên về đạo lý, ở chỗ có rất nhiều tôn giáo, hay nói đúng hơn, tất cả mọi thứ đạo lớn nổi tiếng trên thế giới này đều xuất phát từ Á Châu: Ấn giáo và Phật giáo từ Ấn Độ, Khổng giáo và Lão giáo từ Trung Hoa, Nhật giáo từ Nhật Bản, Do Thái giáo và Kitô giáo từ Do Thái, Hồi giáo từ thế giới Ả Rập. Và đó cũng là lý do chúng ta thấy nơi đạo giáo của họ chất chứa tính chất thần linh và mạc khải (như Thiên Chúa giáo bao gồm Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo), hay tính chất mê tín dị đoan cũng chất chứa những gì là thần linh nhưng do lòng mê tín của họ hơn là mạc khải...

Bởi thế chúng ta không lạ gì người Do Thái trong bài Phúc Âm hôm nay xin Chúa Giêsu tỏ cho họ thấy điềm lạ như lòng họ mong muốn đúng như ý nghĩ của họ để nhờ đó, căn cứ vào đó, họ tin vào Người: "Các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người".

Tuy điềm lạ liên quan đến Đấng mạc khải thần linh và đáng tin nhưng có nguy cơ trở thành ngẫu tượng, tức trở thành một thứ mê tín dị đoan cao cấp siêu đẳng. Bởi vì con người nói chung và dân Do Thái nói riêng muốn có được một cái gì đó vững chắc để tin, như các dấu lạ hay điềm lạ, những gì họ không thể tự mình làm được và hoàn toàn vượt trên họ, chứng tỏ quyền lực thần linh ở giữa họ.

Nhưng cái nguy cơ là ở chỗ điềm thiêng dấu lạ mà họ muốn thấy ấy có hợp với ý muốn hay ý nghĩ của họ hay chăng, tức là có đúng với đòi hỏi chủ quan của họ hay chăng thì họ mới tin, bằng không họ vẫn không tin, như trường hợp họ đã phủ nhận sự lạ Chúa Giêsu trừ quỉ vậy (xem Mathêu 12:22-24). Tức họ phải chính là chúa tạo nên các vị chúa của họ và như họ, chứ không phải chính "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24) tự tỏ mình ra cho họ đúng như Ngài là.

Thế nên, Thánh ký Marcô đã cho chúng ta biết phản ứng của Chúa Kitô trước thành phần xin Người làm một điềm lạ nào đó để nhờ đó họ tin vào Người rằng: "Người thở dài mà nói: 'Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào'. Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia".

Đúng vậy, chính vì tinh thần vốn tôn thờ ngẫu tượng của họ như cha ông của họ xưa mà Người "sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào", không phải vì Người không chịu làm hay không muốn làm, hoặc không làm được, trái lại, Người vẫn tiếp tục làm để tỏ mình ra cho chung dân chúng cũng như cho riêng họ, dù Người "bỏ họ đó", nhưng "lại xuống thuyền sang bờ bên kia" để tiếp tục sứ vụ và vai trò Thiên Sai Cứu Thế của mình.

Chính bản thân Người và các phép lạ Người làm tự bản chất đều là điềm thiêng dấu lạ, nhất là đối với những tâm hồn đơn sơ cởi mở chân thành luôn khao khát và tìm kiếm chân lý thần linh, nhưng đối với thành phần tôn thờ ngẫu tượng như thành phần duy luật giả hình biệt phái và luật sĩ Do Thái nói chung chỉ tìm kiếm bản thân mình hay những gì hợp với mình, thì hoàn toàn không phải, chính vì thế mà, ở một nghĩa nào đó, Người đã dứt khoát "sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào", hay nói đúng hơn, họ sẽ chẳng thấy một điềm lạ nào nơi Người và từ Người... "cho đến khi các ngươi treo Con Người lên" (Gioan 8:28), tức cho đến khi họ thấy được "điềm lạ tiên tri Giona" (Mathêu 12:39) là điềm lạ liên quan đến cuộc Vượt Qua của Người.

Hai nhân vật tiêu biểu được Sách Khởi Nguyên trong Bài Đọc 1 hôm nay là hai nhân vật có thể nói tiêu biểu cho hai thái độ đối với thần linh: thái độ hướng thượng là Thiên Chúa tối cao và thái độ hướng nội hay hướng hạ là chính bản thân mình, là chính con người mình, đó là hai anh em của nguyên tổ loài người là Cain và Abel.

Trong khi Abel hướng thượng là Thiên Chúa tối cao: "Abel cũng bắt các con vật đầu đàn và lấy mỡ mà dâng lên cho Chúa. Chúa đoái nhìn đến Abel và của lễ ông dâng", thì Cain vì hướng nội về bản thân mình là tạo vật hèn hạ nên cũng chẳng khác gì hướng hạ nên "Cain và của lễ của ông, thì Chúa không nhìn đến".

Và chính vì hướng hạ như vậy, không hoàn toàn kính sợ Chúa như Abel em mình, mà "Cain quá căm tức và sụ mặt xuống", nên chính Thiên Chúa đã vạch cho người anh này thấy tại sao Ngài không nhận của lễ của hắn bởi tinh thần hướng hạ của hắn như sau: "Tại sao ngươi căm tức, tại sao ngươi sụ mặt như thế? Nếu ngươi làm lành, sao ngươi không ngẩng mặt lên (ở đây Thiên Chúa đã rõ ràng cho thấy tính cách hướng hạ của Cain!); còn nếu ngươi làm dữ, thì tội đã kề ở cửa ngươi. Lòng ganh tị thúc đẩy ngươi, ngươi phải chế ngự nó".

Thế nhưng, cho dù "lòng ganh tị thúc đẩy" Cain thật sự đã "xông vào giết Abel em mình", thậm chí khi bị Thiên Chúa hạch hỏi thì còn chối bỏ những gì xấu xa của mình: "Tôi đâu có biết! Tôi có phải là người giữ em tôi đâu?", Lòng Thương Xót Chúa vẫn không bỏ rơi con người lầm lạc mù quáng này, trái lại, vẫn còn tiếp tục bảo vệ hắn và tỏ mình ra cho hắn, vì hắn dù sao vẫn là một con người, một con người đáng thương hơn cả nạn nhân em hắn nữa:

"'Tội ác tôi quá nặng nề, đâu tôi còn đáng tha thứ. Hôm nay Chúa đuổi tôi ra khỏi mặt đất, tôi sẽ ẩn trốn khỏi mặt Chúa và tôi sẽ đi lang thang trên mặt đất, nhưng ai gặp tôi, sẽ giết tôi'. Chúa bảo: 'Không có vậy đâu, hễ ai giết Cain, thì sẽ bị phạt gấp bảy lần'. Rồi Chúa ghi trên Cain một dấu, để ai gặp hắn, sẽ không giết hắn".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nhìn Người Nữ … Nhìn Người Nam … – Lm. Minh Anh (2/13/2017)
"men Biệt Phái Và Men Hêrôđê" (2/13/2017)
Lòng Bao Dung, Lm Inhaxiô Trần Ngà (2/13/2017)
Tình Yêu Valentine, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (2/13/2017)
Hòa Bình Trong Tâm Hồn (2/13/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Luật Mới ----- (2/12/2017)
Luật Của Tự Do Và Tình Yêu (suy Niệm Của Lm. Giuse Nguyễn An Khang) (2/12/2017)
Lề Luật Mang Dáng Đứng Tình Yêu (suy Niệm Của Lm. Giuse Trương Đình Hiền) (2/12/2017)
Luật Mới Của Đức Giêsu (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (2/12/2017)
Luật Lệ: Giữ Trọn Hay Làm Nên Trọn? (suy Niệm Của Lm Gioan Nguyễn Văn Ty) (2/12/2017)
Tin/Bài khác
"ta Không Đến Để Hủy Bỏ, Nhưng Để Kiện Toàn"... (2/11/2017)
Luật Của Chúa Giêsu – Pm. Cao Huy Hoàng ----- (2/11/2017)
Lề Luật (2/11/2017)
Kiện Toàn Lề Luật Và Đức Công Chính Mới --- Chú Giải Của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt (2/11/2017)
Kiện Toàn Lề Luật (2/11/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768