Kiện toàn lề
luật
Đọc Tin Mừng nhiều lúc chúng
ta có cảm tưởng như là Chúa Giêsu đã coi
thường những quy định có tính cách tôn giáo
của xã hội lúc bấy giờ. Không chỉ coi thường mà đôi
lúc Ngài còn như cố tình vi phạm
những luật lệ ấy, chẳng hạn Ngài chữa
bệnh vào ngày nghỉ lễ, hay không rửa tay
trước khi ăn theo luật dạy. Dù sao thì thái
độ như có vẻ tự do của Ngài đối
với bọn Pharisêu là điều không thể chấp
nhận được, và đã trở thành căn nguyên dẫn
Ngài đến cái chết nhục nhã trên thập giá.
Thế nhưng, qua đoạn Tin
Mừng vừa nghe, Chúa Giêsu lại khẳng định
một điều xem ra mâu thuẫn với thái độ
của Ngài: Ta đến để kiện toàn, chứ
không phải là để huỷ bỏ lề luật và các
tiên tri. Trong lời khẳng định này
của Chúa Giêsu, chúng ta phải hiểu là không khi nào lề
luật, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt
nhất, sẽ mất hiệu lực, nghĩa là sẽ
mất tính cách bắt buộc. Vậy
phải cắt nghĩ làm sao điều xem ra như mâu
thuẫn giữa lời tuyên bố và hành động
của Ngài đối với lề luật?
Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Đấng
kiện toàn lề luật và kiện toàn ở đây không
có nghĩa là tuân giữ lề luật một cách chín
chắn, trọn đủ, mà có nghĩa là làm trọn, làm
cho lề luật có đầy đủ ý nghĩa của
nó. Khi Thiên Chúa tuyển chọn và kết giao ước
với dân riêng của Ngài, Ngài đã ban cho họ
mười điều răn, cốt yếu là những
điều cấm, quy định ranh giới sinh hoạt
mà kẻ thuộc về Ngài không thể vượt qua.
Ở đây cũng cần phải lưu ý mười
điều răn không phải là những điều
kiện tiên quyết để Thiên Chúa ký kết giao
ước với dân Ngài, mà trái lại, giao ước
đã được ký kết do sáng kiến của chính
Thiên Chúa, rồi sau đó, mười điều răn
mới được mạc khải cho dân Ngài.
Bên trong ranh giới được
ấn định bởi những điều cấm là
cả một khoảng trống. Khoảng trống này dần dà
được lề luật lấp đầy, rồi
đến lượt các luật sĩ giải thích và
những giải thích này đã biến thành một mạng
lưới dày đặc những quy định, những
nghi thức len lỏi vào từng chi tiết của
cuộc sống con người và xã hội. Và như
thế con người lâm vào tình trạng mình có vì lề
luật, trở nên nô lệ cho lề luật, thay vì lề
luật có là vì con người.
Trong tình trạng này, lề luật
bỗng được giao cho vai trò môi giới trong quan
hệ giữa con người và Thiên Chúa. Người ta được quan
hệ với Thiên Chúa hay bị cắt đứt mối
liên hệ ấy một cách máy móc do tuân giữ hay không tuân
giữ các điều khoản của lề luật. Hơn nữa, các luật sĩ đã đề ra
những điều khoản mà không phải ai cũng có
thể tuân giữ được. Người ta không
tuân giữ được, không phải vì thiếu
thiện chí, thiếu lòng đạo đức, nhưng vì
những điều kiện khách quan của cuộc sống,
của nghề nghiệp không cho phép, nên quả thực, các
luật sĩ đã khoá cửa Nước Trời
đối với đông đảo thành phần trong dân
Chúa.
Chính những lề luật và cách
hiểu về vai trò của lề luật này đã bị
Chúa Giêsu đả phá. Ngài phủ định vai trò môi giới của
lề luật. Đối với Ngài, điều
quyết định trong mối liên hệ giữa con
người và Thiên Chúa, cũng như giữa con
người với nhau không phải là việc tuân giữ
các điều khoản của lề luật mà chính là
lời của Chúa Giêsu và việc thi hành lời của Ngài:
Ngay cả kẻ được coi là công chính, vì trung thành
tuân giữ các điều khoản của lề luật
cũng được đòi hỏi phải trở
lại với lời của Ngài. Từ
đó chúng ta mới hiểu được vai trò kiện
toàn lề luật của Chúa Giêsu, chính Ngài mới làm cho
lề luật được đầy đủ ý
nghĩa của nó.
|