Đừng giận
ghét
(Suy
niệm của Lm Inhaxiô Nguyễn Văn Đức)
Chương 5,6,7
của Tin Mừng Matthêu nói về đức công chính
của người môn đệ với hai nội dung
chính: Tin, cầu nguyện và thể hiện niềm tin
ấy trong đời sống thực hành luân lý hằng
ngày.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy
các môn đệ thực hành niềm tin bằng cách:
đừng giận ghét. Chúa dạy như
vậy có khả thi không? Bởi vì trên
đời này, dù một người hiền lành
đến mấy cũng không tránh khỏi đôi lần
nổi giận. Chính Chúa Giêsu cũng đã nổi
giận với những người buôn bán trong Đền
thờ kia mà!
Thưa, giận thì được
nhưng đừng ghét! Nói cách khác, chúng ta
không chấp nhận tội lỗi nhưng chúng ta không ghét
người tội lỗi; ghét có nghĩa là loại
trừ họ. Đến như nhạc sĩ
Phạm Duy mà còn hát: kẻ thù
ta đâu phải là người, giết người đi
thì ta ở với ai?
Chúa Giêsu tố cáo tội lỗi
nhưng lại thương những người tội
lỗi và thường đứng về họ
trước sự chỉ trích của những người
tự cho mình là người công chính:”bọn đĩ
điếm và tội lỗi sẽ vao nước Trời
trước các ngươi". (Mt 21,32).
Chúa Giêsu không chỉ nói đến sự
giận dữ mà Ngài còn muốn phải làm hòa trước
khi thể hiện niềm tin Chúa khi dâng lễ và cầu
nguyện. (Mt 5,23-24)
Chúng ta biết giận là một trong
thất tình: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục
thuộc về bản tính con người.Giận là
tức. Khi giận thường mất khôn và
nói quá lời. Tức ai thì nói cho đã
tức nhưng sau đó lại hối hận. Cũng có lúc hối hận thì đã muộn
rồi. Vậy trong thực tế, một
người nóng tính, hay giận (như Phêrô, nóng lên,
liền chém đứt tai tên đầy
tớ Thầy cả thượng phẩm) có thể
chừa hay từ bỏ tính nóng giận của mình không?
Từ bỏ hẳn thì không,vì nó thuộc bản chất con
người, nhưng làm chủ được nó thì có
thể. Một người biết mình nóng tính,
nên thường ngày tập sống tha thứ, tập
sống dịu dàng, vui vẻ với mọi người;
từ từ người đó sẽ làm chủ
được những cơn nóng giận của mình.
Vậy lời Chúa dạy hôm nay:
đừng giận ghét, thì ta phải hiểu rằng: ta
không được ghét ai, nghĩa là loại trừ
họ, đó là điều trái với đức
thương yêu, nhưng đồng thời ta cũng
phải tập làm chủ nhưng cơn nóng giận
của mình. Việc đó có thể làm được
với ơn Chúa và nhất là với đời sống
cầu nguyện, vì đó là cách thức chúng ta dễ nâng
tâm hồn lên với Chúa để Ngài thanh luyện tâm hồn
chúng ta thuộc về Chúa và gần gũi
với tha nhân hơn.
|