Dụ ngôn hạt muối – Lm
Giuse Tạ Duy Tuyền
Hạt muối Bé nói với hạt
muối To: “Em đến chia tay chị, em sắp
được hòa trong đại dương”. Muối To
trố mắt: “Em dại quá, sao lại để đánh
mất mình như thế. Em muốn thì em cứ làm, chị
không điên!“.
Muối To thu mình co quắp lại,
nhất định không để biển hòa tan. Muối
To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo
nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh
khỉnh. Thu hoạch, nông dân gạt nó ra ngoài, xếp vào loại
phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia
được đội lên đầu, hay bê bên lưng
rồi đóng vào bao sạch đẹp… Lần đầu
tiên nó thấy mình bị xúc phạm!
Sau một thời gian lăn lóc hết
xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng
người ta cho nó vào nồi cám heo. Phải hóa thân
phục vụ cho lũ heo dơ bẩn này ư? Nó tủi
nhục ê chề! Lòng kiêu hãnh không cho phép nó “tế thân” cho
lũ heo hạ tiện. Nó thu mình co cứng hơn mặc
cho nước sôi trăm độ cũng không lấy
được, dù là cái vảy da của nó.
Khi rửa máng heo, người ta phát
hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra
đường lộ. Người người qua lại
đạp lên nó!
Hạt muối là để hòa tan.
Hạt Muối phải chịu tan biến chính mình mới
thể hiện giá trị đích thực của hạt
muối. Muối đã lạt và không còn khả năng hòa
tan thì cũng bị quên lãng hay vứt bỏ ta
đường cho người qua lại dẫm
đạp mà thôi!
Con
người không được sống cho chính mình. Con
người phải biết dấn thân, hòa nhập với
xã hội mới thể hiện vai trò giá trị của
mình trong cộng đồng. Nhân loại cũng bỏ
rơi những con người lười biếng, vô
dụng, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã
hội. Muối đã lạt thì vứt đi. Con
người lạt tình người, lạt trách nhiệm
sẽ trở nên vô dụng và bị bị lãng quên. Chúa Giêsu
mời gọi người tín hữu phải biết hòa
tan trong cuộc đời. Như hạt muối hòa tan
trong môi trường để ướp mặn cuộc
đời. Như ánh sáng hòa tan trong không gian để xua
tan bóng tối. Muối và ánh sáng đều phải chịu
tan biến mới sinh ích cho con người. Là người
ky-tô hữu cũng phải hòa tan cuộc đời mình
trong dòng chảy tình yêu để mang lại sức
sống cho con người.
Chính
Chúa Giêsu đã chấp nhận hòa tan chính mình trong dòng
chảy của cuộc đời. Ngài đã trở nên
mọi sự cho mọi người. Ngài đã sống
để dâng hiến và phục vụ con người trong
yêu thương hết mình như thánh Gioan đã nói: “Ngài
đã yêu thì yêu cho đến cùng”. Đỉnh cao của hòa
tan là chấp nhận tiêu hao chính mình “như hạt lúa
chịu mục nát để sinh nhiều bông trái”.
Năm
nay Giáo hội mời gọi chúng ta “Phúc âm hóa” là dịp
nhắc lại vai trò của người tín hữu
giữa dòng đời. Là người tín hữu phải
đem muối Phúc âm thẩm thấu vào trong thế gian. Là
người tín hữu phải đem ánh sáng của Phúc âm
dẫn dắt con người hôm nay đi trong chân lý.
Thế nhưng, ở đâu dó vẫn có những tín hữu
thiếu gia vị của tình yêu, thiếu cả
gương sáng gây ô uế môi trường và gây
gương xấu cho tha nhân. Ở đâu đó vẫn có
những nhóm giáo dân thường co cụm chính mình mà ít
cởi mở, thân thiện với tha nhân. Đó là lý do mà
Giáo hội không thực sự có gía trị trong cộng
đồng nhân loại. Làm sao Giáo hội có thể phúc âm
hóa môi trường khi mà người tín hữu để
muối đã lạt qua cách sống đạo hời
hợt, đôi khi còn thiếu gia vị của tình yêu? Làm
sao mà Giáo hội có thể Phúc âm hóa khi mà chính người
ky-tô hữu vẫn còn làm gương xấu của gian dâm,
của cờ bạc, rượu chè . . .
Ước
gì đời sống của chúng ta luôn là lời ngợi ca
và tôn vinh Chúa. Một đời sống thấm nhuần
lời Chúa để đem tin mừng thẩm thấu vào
trong thế gian. Một đời sống công bình bác ái
như những ngọn đèn hải đăng thắp
sáng trong bóng đêm của xã hội đầy bất công
và hận thù. Một cuộc sống đi vào lòng nhân
thế để phủ đầy ánh sáng của Phúc âm và
hơi ấm của Tin mừng.
Xin Chúa giúp chúng ta luôn hoàn thành đời
mình như muối mặn, như ánh sáng hòa tan cho thế
gian sức nóng và tràn ngập ánh sáng của Tin mừng. Amen.
|