Có can đảm
sống trung thực theo con người
mình
(Trích từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille
Degeest)
Chân lý, nhất là chân lý do đức tin mang tới, là
muối và ánh sáng. Chân lý, tự nó, không thể
nên lạt lẽo và tối mờ. Nhưng thực
tế thì chân lý trở nên “khả giác” khi đi vào trí khôn và
cõi lòng con người. Chính những con người mang chân
lý và đức tin, là muối và ánh sáng gian trần. Bởi
vì nhà ở của chân lý và đức tin là con người
với tất cả sự phức tạp của nó,
bản năng, sở thích của nó, cho nên sự biến
chất lạt lẽo và tình cảnh bị bóp nghẹt
vẫn là những mối đe doạ thường xuyên. Chúa
nói với môn đệ rằng họ là muối và ánh sáng
mà không để cho bị lạt lẽo và che mờ
đi.
Muối được dùng
nhiều trong các nghi thức tôn giáo, hẳn là vì nó chữa
lành, không bị hư thối, vì nó cho hương vị. Sách Lêvi (2,13)
nói đến muối của Giao Ước để
chỉ rằng Giao Ước phải bền vững, không
thể hư hỏng. Tiên tri Êlisê “tẩy
sạch” một giòng suối bằng cách bỏ vào muối
vào. (2V 2,21). Ánh sáng là để soi
chiếu. Để rọi chiếu, ánh sáng chỉ cần
là ánh sáng. Bài Phúc Âm nói tới cái thùng, có lẽ
gợi lại tục lệ của mấy người
nghèo thường đặt đèn trên một cái thúng
lật ngược. Nếu lấy thùng chụp
đèn lại, người ta giam hãm ánh sáng và làm nó phải
tắt.
- Để suy niệm, chúng ta sẽ hiểu muối
và ánh sáng như những biểu tượng của
người Kitô hữu.
1)
Người Kitô hữu phải là muối thế gian. Ngày nay hơn bao giờ Giáo
Hội phải thâm nhập vào nền văn minh với
những giá trị của đức tin, hầu cho thế
gian khỏi tan rã và thoái hoá trong bạo lực. Người
ta nói nhiều đến thuyết duy vật, thuyết duy
sắc dục… Lắm người quảng đại
chiến đấu cho một thế giới công bình
hơn, nhưng không biết bên kia cái cùng
đích họ theo đuổi còn có gì… Nếu
bị bỏ mặc cho mình, thì thế giới sẽ nên
hủ bại. Người Kitô hữu
phải làm chứng về phẩm giá, và số mệnh con
người, để góp phần cứu vớt thế
gian. Trong tất cả đời sống xã hội,
gia đình, nghề nghiệp, chính trị kinh tế, họ
phải nghĩ tưởng và hành động theo như lòng tin nơi Đức Giêsu Kitô
soi sáng thúc đẩy họ. Nếu không có can đảm
làm như thế, nếu trở nên lạt lẽo, thì nó
sẽ không chu toàn sứ mệnh và
thế gian có thể lôi kéo họ vào sự ghê tởm. Bị ném ra ngoài cho người ta dày đạp
dưới chân. Phúc Âm nói thế.
2) Người Kitô
hữu phải là ánh sáng gian trần. Vấn đề
không phải là phô trương mình ra. Những cũng
là ánh sáng soi chiêu vì nó là nó, thì người Kitô hữu
cũng phải toả ánh sáng Tin Mừng bằng cách là
người Kitô hữu đích thực, thế thôi. Một
điểm đáng cho ta lưu ý. Khi hoạt động
với tư cách Kitô hữu, có nên che dấu “sự quy
chiếu” của mình về Chúa Kitô và đặc nó
dưới thùng hay không? Nói cách khác, ánh sáng mà người
tin Chúa mang trong mình không phải loan báo Đức Giêsu Kitô
hay sao? Trả lời thực tế cho câu hỏi này không
đơn giản đâu. Dù sao, theo Phúc
Âm dạy thì hành động được thực
hiện trong ánh sáng, phải dẫn đưa con
người tới chỗ ngợi khen Cha trên trời.
|