Bảo vệ căn tính - Lm
Vũ Đình Tường
Khi lẩn vào đám
đông chúng ta bị mất hút trong đám đông. Càng
đông người thì việc nhận diện
người thân quen càng khó, ngoại trừ người
đó có đặc điểm. Khó
nhận bởi vỉ người giống người.
Khó nhận bởi tầm nhìn bị hạn
chế. Khó nhìn xa vì vật gần
bắt mắt.
Để tránh bị đám đông thu hút Đức Kitô khuyên chúng ta cần
phải bảo vệ căn tính. Một khi bị đám
đông thu hút căn tính là bị lạc
vào rừng người, rừng tư tưởng. Sức
quyến rũ của đám đông
thường mạnh hơn sức đối kháng cá nhân
nên chiều theo số đông là bị cuốn theo chiều
gió. Bị đám đông quyến hút căn tính bị lung lay,
trật gốc thế là bị đám đông đồng
hoá. Đồng hoá trong lòng đám đông và
đồng hoá xảy ra trong cõi lòng mình. Bị đám
đông đồng hoá cách suy nghĩ, lối sống thì
căn tính Kitô hữu bị thay đổi. Đức Kitô
dùng hai hình ảnh quen thuộc giúp ta bảo vệ căn
tính Kitô hữu. Muối giúp thực phẩm
lâu hư nát. Muối có tác dụng
diệt trùng, bảo vệ và thẩm thấu. Đây là những đức tính người Kitô
hữu cần có để thanh tẩy và triệt tiêu
tư tưởng sai lầm để bảo vệ chính
mình và bảo vệ người. Đồng
thời giúp tình yêu Chúa thấm nhập vào lòng mình và lòng
người. Bởi vì căn tính đó mà tình yêu Kitô
hữu đi đến bất cứ đâu cũng luôn
gặp hai trường hợp. Sẽ có
những người vui mừng hoan hỉ đón nhận
tình yêu Đức Kitô; lại cũng có nhóm người
chống báng, ra mặt đối nghịch tình yêu
Đức Kitô do các sứ giả Tin Mừng mang lại.
Họ không chỉ chống lại tình yêu Chúa
mà còn chống lại mọi biểu hiệu diễn
tả tình yêu Chúa. Vì thế cầm giữ bảo
vệ căn tính Kitô hữu và làm cho căn tính đó
sống động là điều tối quan trọng trong
việc làm nhân chứng Tin Mừng cho muôn dân. Nếu
không là chứng nhân đích thực sẽ trở thành
chứng nhân giả tạo. Giả tạo bởi vì
thay vì là muối ướp đời lại bị
muối đời hoà tan mất trong lòng đời. Vì
thế chúng ta thấy rất nhiều Kitô hữu có danh mà
không có thực chất căn tính, không thể hiện tình yêu
Chúa trong cuộc sống, trong cách giao tế hàng ngày. Họ
là Kitô hữu biến thể, Kitô hữu lí thuyết còn
thực hành tình yêu Chúa thì không, trái lại họ sống theo đường lối trần thế.
Nói cách khác chứng nhân bị mất căn tính thì lời
chứng thiếu yếu tố tín trung.
Một hình ảnh quen thuộc khác là ánh
sáng. Thiếu ánh sáng mắt sẽ bị quáng gà nên chúng ta
thường nghe ví ‘nhìn gà hoá quốc’. Thực
ra việc chủ trương làm trong bóng tối
thường có kết quả xấu. Vì
thế tội phạm thường mượn bóng tối
để thi hành điều ám muội.
Ánh sáng soi sáng sự vật làm cho sự
vật trở nên tốt lành, sáng láng hơn. Nhìn
cầu vồng vắt ngang trời ta thấy bầu
trời đẹp hơn. Ánh sáng chiếu trên sóng
biển óng ánh giúp tâm hồn trải rộng, thảnh
thơi, thoải mái. Ánh sáng chiếu trên giọt
sương mai làm cho buổi sáng tươi mát, mang hy
vọng một ngày vui. Xem thế ánh sáng không phải
chỉ chiếu dọi vẻ đẹp bề ngoài mà còn
khơi dậy, làm sống lại cái đẹp trong tâm
hồn. Thánh vịnh 36,9 diễn tả ánh sáng Chúa dẫn ta
nhận ra sự tốt lành của Thiên Chúa và thánh vịnh
119,105 nhắc đến ánh sáng Chúa soi đường cho
con bước đi.
Ân sủng Chúa đong
đầy lòng ta làm cho tâm hồn vui trong an bình, nội tâm
thanh thản và nơi nào có tình yêu Chúa tràn đầy bóng
tối sẽ bị đẩy lui, tiêu diệt. Ánh sáng Chúa
chiếu dọi tâm hồn các tín hữu và giúp họ
cảm nhận tình yêu tuyệt vời trong nước Chúa.
Đức Kitô từng tuyên bố không có gì che
dấu mãi mà không bị lộ ra ngoài. Chúng
ta thường hiểu là điều xấu chúng ta
muốn che dấu nhưng không thể dối mình mãi và
dối Thiên Chúa. Hơn nữa những
điều tốt lành cũng bị che dấu khỏi
tầm nhìn của những tâm hồn hững hờ,
dửng dưng với tình yêu Chúa. Họ
nhìn mà không thấy nhưng tâm hồn công chính, ước ao
tìm kiếm sự thật sẽ nhận ra sự tốt
lành, trọn hảo của tình yêu Chúa.
Tâm hồn khiêm nhượng vui mừng
đón nhận muối và ánh sáng Đức Kitô ban cho sẽ
được Ngài ban cho muối công chính ướp
đời tươi sáng và ánh sáng Ngài soi đường
cho ta bước vì thế sẽ không sợ vấp ngã vì có
ánh sáng Chúa soi đường và tình yêu Chúa đồng hành
trong cuộc sống. Những tâm hồn đó cầm
giữ được căn tính Kitô hữu bởi tình yêu
Chúa luôn đồng hành với họ.
|