Ánh sáng
Chúa Giêsu dùng một hình ảnh cụ thể khác
để nói về vai trò của các môn đệ: “Các con là
ánh sáng cho trần gian”. Ở một chỗ khác, Chúa Giêsu nói
về chính Ngài rằng: “Ta là ánh sáng thế gian”. Vậy ai
là ánh sáng thế gian, Chúa Giêsu hay các môn đệ?
Điều có vẻ mâu thuẫn này được
giải quyết khi Chúa Giêsu nói về chính mình như sau: “Bao
lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế
gian”. Bao lâu thân xác Ngài còn đang hiện diện nơi
trần thế, chính Ngài là ánh sáng thế gian. Nhưng khi
cuộc đời trần thế của Ngài không còn
nữa, các môn đệ của Ngài phải đóng vai trò
ánh sáng thế gian. Vì họ đã được hấp
thụ bởi chính nguồn ánh sáng là Đức Kitô, nên
phải phản ảnh lại ánh sáng đó.
Xưa kia,
có một người đàn ông mua được một
hộp nữ trang mà người bán hàng hứa rằng nó
sẽ chiếu sáng lóng lánh trong đêm tối. Đêm đó
ông đặt hộp nữ trang trên bàn và bật đèn sáng
lên xem. Nhưng quá thất vọng vì hộp nữ trang
đã không chiếu tỏa ra ánh sáng trong đêm tối
như người bán hàng đã hứa. Tình
cờ vợ của ông nghe biết được câu
chuyện. Ngày hôm sau, bà đặt hộp nữ trang
dưới ánh sáng mặt trời, đến tối nó
tỏa ra ánh sáng lung linh rực rỡ. Thấy thế bà
vợ mới cắt nghĩa cho chồng như sau: “Anh
đã quên làm theo những lời
hướng dẫn trong cái hộp này: “Hãy đặt tôi
dưới ánh mặt trời ban ngày, và ban đêm tôi sẽ
chiếu ánh sáng cho bạn”. Hộp nữ trang đó đã
không tỏa ra ánh sáng vì nó đã không hấp thụ
được ánh mặt trời ban ngày. Nó phải
nhận được ánh sáng thì mới phát ra ánh sáng
được.
Trong bài đọc thứ 2, thánh Phaolô chỉ cho chúng
ta nơi chốn để lấy được năng
lực và sản xuất ánh sáng. Đó là
từ thập giá của Đức Kitô. Thánh Phaolô nói
rõ ràng là nhiều vị giảng thuyết tài ba đã
đến với dân thành Côrintô, kẻ thì dựa trên
học vấn lỗi lạc, người thì dựa vào tài
hùng biện, ăn nói khéo léo, kẻ khác
dựa trên các đức tính cá nhân của họ. Còn ngài,
thánh Phaolô đã dựa trên: “Tôi xác định rằng
hồi còn ở với anh em, tôi đã không rao giảng
điều gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà chính Ngài đã
chịu đóng đinh vào thập giá”.
Ngày chịu phép rửa tội, mỗi người
chúng ta đã đón nhận cây nến được
đốt lên từ ánh sáng Chúa Kitô. Qua lời hứa
của cha mẹ đỡ đầu, chúng ta chấp
nhận phản chiếu ánh sáng Chúa Kitô đó bằng chính
đời sống Kitô hữu của mình. Ánh sáng của cây
nến là biểu tượng của đức tin trong
đời sống Kitô hữu.
Sách Giáo lý Công giáo số 1216 xác định rằng: “Trong
phép Rửa tội, người được rửa
tội nhận lấy Ngôi Lời là “ánh sáng đích thực
soi sáng mọi người”, và “sau khi được soi sáng
như thế”, họ trở nên “con của sự sáng” và
chính bãn thân họ là “ánh sáng”.
Công đồng Vatican II khuyên như sau: “Người
giáo dân có rất nhiều cơ hội làm việc tông
đồ: rao giảng Phúc âm và thánh hóa. Chính chứng tá
của đời sống Kitô và những việc lành
được làm với tinh thần siêu nhiên có sức lôi
kéo người ta đến đức tin và đến với
Thiên Chúa, vì Chúa phán: “Sự sáng của các con phải soi
trước mắt người ta, như vậy
để họ xem thấy việc lành các con mà ngợi
khen Cha các con ở trên trời”.
Ước gì trong cuộc đời Kitô hữu, chúng
ta ý thức được vai trò làm muối và ánh sáng
như lời Chúa dạy trong bài Phúc âm hôm nay. Để chu toàn trách nhiệm này, xin Chúa “thắp sáng
lên trong con tình yêu của Chúa”. Nếu không có tình yêu và ân sủng của Chúa, chúng ta chẳng là gì
cả.
|