Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Sự Khiêm Tốn - Lm. Giuse Trần Việt Hùng -----
|
|
Thứ Ba, Ngày 31 tháng 1-2017
|
Sự khiêm tốn - Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Truyện kể: Một hôm, vào
ngày lễ thánh Têrêxa, một nhà Dòng kín mở cửa cho bà
con thân thích vào thăm. Các tín hữu xóm làng cũng lợi
dụng cơ hội để vào xem nếp sống
của các nữ tu chuyên hãm mình cầu nguyện. Một
trong số những người hiếu kỳ không thể
hiểu được lý do của cuộc đời tu
trì khắc khổ. Có ông nghĩ bụng rằng: Hẳn
đây là những người nghèo khổ không có đủ
cơm ăn áo mặc. Chỉ có hạng người
xấu số mới có can đảm hiến thân sống khó
khăn như vậy. Rồi ông lân la nói truyện với
một chị nữ tu đang tuổi xuân thì. Chỉ vào
một tòa nhà đồ sộ nằm phía bên kia nhà dòng, ông
nói: Này chị, giá chị có được một tòa nhà
giầu sang như vậy, với những lạc thú
người ta đang vui hưởng trong nhà ấy,
chị có thể hy sinh để chôn mình vào bốn bức
tường nhà kín này được không? Chị nữ tu
kia giơ tay vuốt chiếc lúp trên đầu, nhìn ra và trả
lời với một nụ cười đơn sơ
chân thành: Thưa ông, đó chính là nhà của tôi.
Của cải
trần gian không là cùng đích của cuộc sống
nhưng chỉ là phương tiện. Sự giầu có
của cải chưa chắc đã mang lại sự
hạnh phúc và niềm vui an lạc cho cuộc đời.
Có một điều gì đó cao quí hơn gấp bội
những danh vọng, tiền bạc và thú vui trần
đời. Tiên tri Sôphônia đã mở cửa dẫn chúng ta
vào con đường hạnh phúc: Hãy tìm Chúa, hỡi
tất cả những người hiền lành trong
nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy
tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhường, nếu các
ngươi muốn được che chở trong ngày
thịnh nộ của Thiên Chúa (Soph 2,3). Tiên vàn hãy tìm
kiếm nước Thiên Chúa và mọi sự Ngài sẽ ban
cho. Tìm kiếm Chúa là nguồn sự khôn ngoan. Thiên Chúa là
chủ tể của toàn thể vũ trụ bao la vô
tận. Trong khi con người chỉ sở hữu
một mảnh không gian nhỏ nhỏ và bị lệ
thuộc hoàn toàn vào sự vận chuyển tự nhiên
của không gian và thời gian. Thế mà có nhiều
người dám tự đắc kiêu ngạo khoe khoang
chối bỏ sự hiện hữu của Đấng
Tạo Hóa.
Thiên Chúa tao
dựng con người có xác hồn, có ý chí và tự do. Con
người biết suy tưởng những sự cao siêu
nhưng rất giới hạn. Càng suy, tâm trí con
người càng chìm sâu vào biển cả mầu nhiệm
cao siêu. Sự hiểu biết của tâm trí con người
thật bé nhỏ và giới hạn trong mọi lãnh vực.
Chỉ có những tâm hồn khiêm nhường biết
nhận ra sự yếu đuối và mỏng dòn của
mình mới có thể đào sâu ý nghĩa đích thực
của sự sống. Sôphônia đã nhận biết giá
trị của đức khiêm nhường. Thiên Chúa không
ưa thích kẻ kiêu căng, Ngài lật đổ những
người quyền thế: Ta sẽ để sống
sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm
tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào danh Chúa (Soph 3,
12). Sự khiêm tốn không phải là sự hèn nhát và yếu
đuối, nhưng là một nhân đức. Khiêm tốn
là một năng lực kỳ diệu thắng mình và
thắng người. Kẻ khiêm nhu có thể đối
diện được với tất cả mọi
trạng huống của cuộc sống. Người
biết sống khiêm hạ sẽ dễ dàng thuyết phục
tâm tư của người đời.
Thiên Chúa
đứng về bên những người nghèo khổ, cô
đơn, khiêm hạ và chân thành. Đường lối
của Chúa đi ngược lại với những tham
vọng của con người. Chúa Giêsu xuống thế làm
người đã chọn đi con đường nghéo khó
và khiêm nhượng. Thiên Chúa cao cả hạ thân xuống
cùng tận của sự khó nghèo và từ đó, Thiên Chúa
đưa dẫn loài người lên chức bậc làm con
Chúa. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Corintô đã
diễn tả: Những điều thế gian cho là
điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho
những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều
mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn
để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ
ngươi (1Cor 1, 27). Sự khôn ngoan của thế gian là
tìm thỏa mãn những ước mơ, đòi hỏi và
tham vọng của tâm trí để đặt con
người lên làm chủ mọi loài. Đã qua bao nhiêu
thế hệ, sự hiểu biết về vũ trụ
và sự sống cũng chỉ như giọt sương
mai.
Thánh Phaolô
mời gọi như lời đã chép rằng: Ai tự hào
thì hãy tự hào trong Chúa (1Cor 1, 31). Tự hào trong Chúa có
nghĩa là tin tưởng vào sự hiện hữu của
Thiên Chúa. Qua mạc khải, chúng ta học biết lẽ
sống và cùng đích của con người và vạn
vật. Câu truyện về Kinh Thánh: Một vị tuyên úy
trên bãi chiến trường đã đến gặp
một người lính trẻ bị thương đang
ẩn núp dưới hầm. Vị tuyên úy hỏi: Anh
muốn tôi đọc vài đoạn trong cuốn sách Kinh
Thánh này không? Người thương binh nói: Tôi đang qúa
khát. Tốt hơn hãy cho tôi một chút nước. Vội
vàng, vị tuyên úy mang cho anh chút nước. Anh thương
binh nói: Cha có thể đặt cái gì đó dưới
đầu của tôi không? Tuyên úy cởi áo choàng, cuộn
lại và nhẹ nhàng đặt dưới đầu
của anh ta như chiếc gối. Bây giờ, cha có
thể phủ trùm thân tôi vì tôi đang lạnh run. Tuyên úy
cởi cả áo ngoài và đắp cho anh ta để
giữ ấm. Anh thương binh nhìn thẳng vào mắt
vị tuyên úy và nói: Nếu có bất cứ điều gì mà
cuốn sách đó đã thúc đẩy một người
thi hành giúp người khác những điều mà cha đã
làm cho tôi, vậy làm ơn đọc lời Kinh Thánh,
bởi vì tôi mong muốn được nghe lời đó.
Kinh Thánh là lời của sự khôn ngoan. Nghe, đọc
Lời Chúa và đem ra thực hành thì như người xây
nhà trên đá tảng vững chắc.
Bài giảng trên
núi nói về Tám Mối Phúc Thật là một lời mời
gọi lội ngược dòng. Những điều Chúa
Giêsu giảng dạy qua tâm từ bi phản ánh một
sự khiêm nhu thật sự. Chúa chúc phúc cho nhưng tâm
hồn nghèo khó, hiền lành, đau buồn, đói khát
điều công chính, thương xót người, lòng trong
sạch, ăn ở thuận hòa và chịu sự bách
hại vì lẽ công chính, họ sẽ được no
hưởng niềm vui của Nước Trời. Tám
Mối phúc thật là Kim Chỉ Nam sống đạo và là
các nhân đức cao qúy cần thực hành.
Đường dẫn vào Nước Trời có rất
nhiều nẻo. Mỗi nẻo đường đều
cần có đức khiêm nhượng làm căn bản.
Trong sự phấn đấu để nên trọn lành, tâm
hồn chúng ta cần có sự kiên tâm, nhịn nhục và
hạ mình. Chịu mất mát thua thiệt để
chiến thắng. Người ta thường nói: Thắng
mình khó hơn thắng vạn quân.
Càng ở
chức vụ cao, càng phải khiêm hạ phục vụ.
Sự giầu có trong của cải, danh vọng và
địa vị là dấu chỉ được chúc phúc.
Người giầu có cần chia sẻ cho những
người túng thiếu. Người giầu có của
cải vật chất vẫn có thể sống tinh
thần nghèo khó. Họ biết dùng của cải
đời tạm này như phương tiện phục
vụ. Tiền cho đi là đồng tiền có giá trị
cả lượng lẫn phẩm. Chúa Giêsu phán dạy: Phúc
cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của
họ (Mt 5, 3). Người nghèo dễ có tâm tình khiêm
nhượng hơn, vì họ không cậy dựa vào chính
họ. Người nghèo là người thấp cổ bé
miệng dễ bị đàn áp và bóc lột, nên họ
cần được sự bao vệ chở che và giúp
đỡ. Chúa Giêsu cũng đã trải nghiệm
đời sống trong cảnh nghèo. Sống khó nghèo là
một nhân đức. Một trong ba lời khấn quan
trọng của các tu sĩ dòng là lời khấn sống
khó nghèo. Chúng ta biết khi buông bỏ được sự
tham lam tiền của và danh vọng, cuộc sống
sẽ thanh thản hơn. Các tu sĩ không giữ tiền
bạc làm của riêng, nhưng chia sẻ đời
sống cộng đoàn để cùng nâng đỡ lẫn
nhau.
Sống nhân
đức khiêm nhượng cũng đòi hỏi sự
từ bỏ ý riêng của mình. Hãm bớt cái ‘tôi’ kiêu
căng, tham lam và độc tài. Khi biết bước
xuống là chúng ta đang tiến lên một bước.
Hạ mình xuống, chúng ta không đánh mất mình, nhưng
là cơ hội để nhận diện chỗ
đứng của mình rõ ràng hơn. Kinh nghiệm thực
tế, chẳng khi nào chúng ta sống khiêm tốn cho
đủ. Đôi khi chúng ta nhận định để
tự an ủi rằng: Nhìn lên tôi chẳng bằng ai,
nhưng nhìn xuống tôi cũng còn hơn nhiều
người. Biết rằng mỗi người
đều có cá tính riêng biệt. Chúng ta không thể so sánh
hay xếp loại vị thế. Sự khiêm nhường
không cần thứ bậc trong phục vụ, nếu làm
được việc gì giúp ích cho đồng loại,
chúng ta cố gắng sẵn sàng.
Lạy Chúa, đôi khi chúng con
muốn đến để đựơc phục
vụ thay vì phục vụ tha nhân. Chúng con muốn ăn
trên ngồi trốc và ra lệnh điều khiển
hơn là bỏ công sức phục vụ. Xin cho chúng con
học biết thái độ khiêm tốn để
phục vụ tốt cho anh chị em.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|