Mối phúc thứ nhất.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Người đàn ông chán đời
đứng nhìn xuống giòng nước từ một
chiếc cầu cao. Ông ta
đốt một điếu thuốc cuối cùng
trước khi kết liễu cuộc đời bất
hạnh không còn lối thoát nào nữa. Ông
ta đã làm đủ mọi cách để lấp
đầy nỗi chán chường. Ông đã đi
đây đi đó, đã tìm lạc thú trong những
cuộc vui chơi, đã chạy đến với mọi
thứ hơi men và khói thuốc. Nhưng
nỗi chán chường càng thêm chất ngất.
Ông ta thử thời vận lần cuối
bằng một cuộc hôn nhân. Nhưng không có người đàn bà nào ở
với ông được vài tháng. Ông ta đòi hỏi
quá nhiều, mà lại chẳng biết nghĩ đến
ai cả. Ông ta nhận ra rằng ông đã chán
chường và chẳng ai được hạnh phúc bên
cạnh ông. Chỉ có giòng sông may ra mới đem
lại cho ông sự thanh thoát.
Ông ta chưa kịp hút xong điếu
thuốc thì thấy có người hành khất đi qua
cầu. Con người rách
rưới đó đứng nhìn ông và đưa tay xin giúp đỡ. Người đàn ông
chán đời không ngần ngại rút cả ví tiền trao
cho người hành khất và bảo:
-
Thôi, ông
cầm lấy cả đi. Tôi đâu cần tiền làm chi
nữa.
Người hành khất cầm lấy
chiếc ví, nhìn thẳng vào mắt kẻ chán đời và
nói với giọng vừa ôn tồn vừa nghiêm nghị:
-
Thưa
ông, tôi không cần một số tiền lớn như
thế này. Tuy là một người đi xin ăn,
nhưng tôi không phải là kẻ hèn nhát. Tôi cũng không
muốn nhận tiền của một kẻ hèn nhát. Ông hãy
giữ ví tiền mà đem qua thế giới bên kia với ông.
Nói xong, người hành khất ném cái ví
xuống giòng nước rồi lặng lẽ bỏ
đi, để mặc kẻ chán đời với
nỗi đắng cay chua xót đang gặm nhấm cõi lòng.
Đã hút xong điếu thuốc, nhưng kẻ chán
đời vẫn chưa muốn kết liễu
đời mình. Ông ta nhìn theo người
hành khất đang từ từ mất dạng. Tự
nhiên, ông ta không muốn chết nữa, mà chỉ muốn
nhặt ví tiền trao tặng lại cho người hành
khất. Chưa một lần trong
đời, ông ta biết trao tặng cho ai bất cứ
điều gì. Giờ phút này, ông ta muốn mở
rộng tâm hồn, giang rộng đôi tay
để trao tặng và muốn tiếp tục sống.
Anh chị em thân
mến,
Không gì buồn chán
cho cho bằng một cuộc đời không định
hướng. Không gì bất hạnh cho
bằng một tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lo
lắng tích góp cho riêng mình. Niềm vui sống chỉ
có được khi ta hướng đời mình tới
một cùng đích cao cả: Nước Trời hay Thiên
Chúa.
Chúa Giêsu đến
để đem lại cho con người hạnh phúc và
hạnh phúc ngay ở trên đời này. Dĩ
nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là không có đau khổ.
Cho dẫu có đau khổ, nhưng cuộc
sống vẫn có ý nghĩa và đáng sống nhờ
niềm tin của con người vào tình yêu Thiên Chúa. Hơn ai hết, Chúa Giêsu đã trải qua rất
nhiều đau khổ. Ngài bị
chống đố, bị khước từ, và cuối
cùng bị treo trên thập giá. Thế nhưng, Ngài
hẳn là một con người hạnh phúc thực sự
mới có thể tuyên bố: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó…
Phúc cho những ai đau khổ, bị ngược đãi…”.
Trong cuộc
đời, xưa cũng như nay, vào thời con
người ăn lông ở lỗ, cũng như trong
thời khách sạn năm sao, vẫn luôn luôn diễn ra
những cảnh trái khoáy: nhiều người có
đủ mọi điều kiện để hạnh
phúc, mà thực tế lại đau khổ khôn
lường, còn những kẻ xem ra bần cùng tối
tăm, lại tràn trề hạnh phúc.
Thật ra ai cũng
biết rằng nghèo khó không đương nhiên là khổ. Đã
đành rằng nghèo và khổ thường đi đôi
với nhau. Trái lại, giàu có cũng
không tất nhiên đem lại hạnh phúc cho con
người. Vấn đề hạnh
phúc chủ yếu ở cái tâm, ở tâm hồn.
Bởi vậy, mối phúc thứ nhất, theo
Thánh Matthêu, bao gồm các mối phúc khác là “Phúc cho ai có tâm
hồn nghèo khó”. Các bậc thánh hiền,
bằng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng hầu như
đều luôn nhất trí trong việc đề cao
đời sống tâm linh. Chính đó là lý do tại sao
Chúa Giêsu đề cao tâm hồn nghèo khó, hiền lành, dám
chấp nhận khổ đau, yêu thích sực chính trực,
thương xót người đồng loại, trong
sạch và biết xây dựng hoà bình. Thật ra tất
cả những đức tính đó là đức tính
của “người nghèo của Thiên Chúa” (Giavê), của
một “Anawim” theo truyền thống Kinh
Thánh. “Người nghèo của Thiên Chúa” (Giavê) không phải
là người có đời sống vật chất khó
khăn túng quẫn, mà là kẻ trước hết hoàn toàn
tin tưởng phó thác cậy trông nơi Chúa, lấy Chúa làm
gia nghiệp, và luôn luôn sống trong tình liên đới
với anh em đồng loại, thực thi điều
răn trọng nhất là mến Chúa yêu người.
Như thế, Chúa
Giêsu xác nhận “Người nghèo của Thiên Chúa” (Giavê)
như ngôn sứ Sôphônia rao giảng (Bđ. 1) mới
thật là người có phúc, là người may mắn, vì
chính (Giavê) Thiên Chúa sẽ là hạnh phúc của họ. Nói chung, tám mối phúc thật xét theo nội dung
cũng chỉ là mối phúc duy nhất: “Phúc cho những
người sống tinh thần nghèo khó”.
Thưa anh chị em,
Ai trong chúng ta cũng
khao khát tiền của, danh vọng, quyền thế. Chúng ta chạy theo những thứ ấy như một
chiếc bóng, vì chúng không bao giờ thoả mãn
được nỗi khao khát hạnh phúc vô biên trong tâm
hồn chúng ta. Chúa Giêsu đến cho chúng ta
biết ai là kẻ hạnh phúc đích thực trên trần
gian. Đó không phải là những người giàu
sang, tỷ phủ, siêu sao nổi tiếng, những nhà lãnh
tụ chinh phục thế giới, những đại
thiên tài… Nhưng là các kẻ nghèo khó, khiêm nhu,
chính trực, nhân ái, xây dựng hoà bình và chịu bách hại
vì đức tin. Tiêu chuẩn của
người đời. Nói cho cùng, tám mối phúc
thật đều quy về một mối: Phúc cho ai
sống như Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu là người
trước tiên đã sống tám mối phúc này trong
cuộc đời của Ngài: chẳng ai từ bỏ
bản thân bằng Ngài, hiểu rõ nỗi khốn cùng
của loài người, rộng lòng thương xót, thực
thi thánh ý Thiên Chúa, ngay thẳng và đơn sơ, xây
dựng hoà bình và cam chịu bách hại cho bằng Ngài. Vì
thế, Ngài có thể nói vào lúc cuối đời: “Lạy
Cha, chớ gì niềm vui của con được tràn
đầy nơi chúng, để niềm vui của chúng nên
trọn vẹn” (Ga 17,13). Và kết thúc
bài giảng tám mối phúc, Ngài nói: “Anh em hãy hân hoan vui
mừng, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên
trời rất lớn lao”.
Vậy, anh chị em
thân mến,
Ngay từ cuộc
sống này, người tín hữu chúng ta phải tự
nhận mình là những người hạnh phúc nhất. Mặc
dù đang phải vất vả vì chén cơm manh áo từng
ngày, đang cố gắng để tha thức cho
những người bách hại mình, chúng ta hãy vui
sướng để nhận ra mình là người có phúc,
chúng ta hãy vui mừng, vì chúng ta đang đi lại từng
bước của Chúa Giêsu Kitô. Và như
thế thì chắc chắn “Nước Trời sẽ
thuộc về chúng ta”.
|