Chín lần
hạnh phúc
Người ta có
thể làm cho lễ Các thánh trở nên lễ của
hạnh phúc hay không? Dầu sao Tin Mừng ngày hôm nay cũng
nói lên điều đó! Chín lần “hạnh
phúc”. Và đầu tiên là: “Các ngươi hãy vui
mừng hoan hỉ, phần thưởng của các
ngươi sẽ lớn lao ở trên Trời”.
Đám mây đầu
tiên trên ngày lễ này đó là thì tương lai “Các
ngươi sẽ là...Các ngươi sẽ
được... Các ngươi sẽ thấy...”. Chính với những thì
tương lai kiểu này mà người ta đã giễu
cợt những người bất hạnh.
Người ta dễ dàng tìm thấy trên đó những bài
thuyết giáo khó chịu và những bản văn hoang
tưởng của Nã phá Luân!: Khi một người
chết đói bên cạnh một người khác no
đầy, không thể nào làm cho người đó chấp
nhận sự khác biệt này nếu không có một
người có uy tín nói với họ: Thiên Chúa muốn
như thế, phải có người nghèo và người
giàu trên thế gian này, nhưng sau đó và trong vĩnh
cửu sự chia sẻ sẽ được thực
hiện theo cách khác”.
Các mối phúc chính là
hạnh phúc trong tương lai và những sự
đảo ngược đầy ấn tượng,
những người đầu tiên sẽ là những
người cuối cùng. Nhưng không như Nã phá Luân nghĩ, theo nghĩa đó đơn giản là
một sự phân phối lại và chỉ có trong
tương lai mà thôi. Hạnh phúc được ban
tặng ngay từ bây giờ cho tất cả mọi
người dười hai hình thức một cuộc hành
trình tiến về niềm vui hoàn toàn và một cuộc hành
trình đã có hạnh phúc. Giá như mỗi
năm họ làm cho lễ Các thánh trở nên một ngày suy
niệm về sự hy vọng.
Chúng ta là những
người của hy vọng, những người
của Tin Mừng. Một ngày kia,
tại Palextin, một người đã cất tiếng
nói: “Nước Trời kia rồi! Nước Trời
đây là ơn cứu độ Chúa ban cho tất cả
mọi người. Từ đây bất cứ
người nào cũng có thể hướng tới
hạnh phúc được mô tả nơi trang cuối cùng
của Thánh Kinh: “Tôi thấy trời mới và đất
mới. Tôi nghe có tiếng nói: Kìa nhà tạm Chúa ở
giữa nhân loại. Họ sẽ là dân
tộc của Ngài và Ngài sẽ là Thiên Chúa ở giữa nhân
loại. Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ,
sẽ không còn chết nữa, hết tang chế, hết
kêu than, đau đớn, vì những cái trước kia qua đi rồi” (Kh 21, 1-4).
Chính điều này
mà chúng ta mừng vào lễ Các thánh: tất cả chúng ta
được mời gọi đi vào trong thế giới
mới của sự vui mừng lớn lao.
Nhưng phải nói đi nói lại rằng
ngay từ bây giờ chúng ta là những người của
cái tương lai này. Sự liên tục giữa
đất và trời không phải luôn luôn được
nhận thức một cách rõ ràng. Chúng ta sẽ không
nhận lãnh một phần bánh Trời được
đo lường và trả giá bằng cuộc sống mà
chúng ta đang sống, khó nhọc, lo âu và đau khổ. Chúng ta sẽ mãi mãi là khả năng của
niềm vui mà chúng ta tìm kiếm nơi chúng ta trên thế gian
này. Chúng ta sẽ là con người của niềm vui
mà chúng ta đang tạo nên. Người ta
không chinh phục nước trời mà là trở thành
nước trời.
Với những
mối phúc. Những mối phúc này là một tinh
thần và là một hình ảnh. Tinh
thần của Nước trời, bầu không khí và
những tập tục của Nước trời.
Còn hình ảnh là hình ảnh của vị sáng lập,
vị vua mẫu mực: đó là Chúa Giêsu, Hgaì đã là
người nghèo hèn, khiêm nhu, ôn hoà, trong trắng và bị
bách hại. Khi nói “Phúc cho”, Ngài biết Ngài nói
về điều gì, về sự trộn lẫn giữa
hiện tại và tương lai. Điều
này làm cho chúng ta hạnh phúc như Ngài đã từng
hạnh phúc. Chúa Giêsu hạnh phúc vì đã là một con
người. Điều kỳ lạ là
người ta rất ít nói về điều này.
Chúng ta có thể ngay
lập tức trở thành một “chân phước” khi chúng
ta sống trong niềm hy vọng, nếu tôi dám nói như
thế. Niềm hy vọng dặc biệt này được
gọi là “vì Chúa” bởi vì nó nối kết chúng ta với
Chúa trong khi đảm bảo rằng Chúa muốn cho chúng ta
hoan hỉ và sẽ làm tất cả để cho chúng ta
hạnh phúc: “Thầy nói cùng các con những điều này
để các con được vui mừng và sự vui
mừng đó được đầy đủ” (Ga 15,11). Cho nên trước hết
các mối phúc này khẳng định với chúng ta
rằng Chúa ở với chúng ta. Nhưng chúng cũng
cho chúng ta biết những sở thích của Ngài và ở
đây lọt vào một điêù phiền nhiễu: Thiên Chúa
có thích sự đau khổ hay không? Tại sao
Ngài ưa thích người nghèo, người khiêm hạ,
người bị bách hại?
Tôi tin rằng câu
trả lơì nằm ở phía tấm lòng của những
kẻ đáng thương này. Thiên Chúa tìm kiếm những
người con và đặc biệt là Ngài tìm ra họ trong
các hoàn cảnh khó khăn đó. Đây không phải
là lý thuyết mà là thực tế. Khi
lặp đi lặp lại chín lần “Phúc thay”, Chúa Giêsu
nói đến kinh nghiệm riêng của Ngài. Rất
muốn làm vui lòng Cha Ngài, Chúa Giêsu đã kinh nghiệm
rằng con người chỉ thực sự là con của
Chúa khi ở trong một tình trạng nghèo khổ đáng
thương nào đó.
Đến
lượt chúng ta hãy thử kinh nghiệm về các mối
phúc này.
Chúng chỉ làm cho người ta mỉm cười
hoặc nghiến răng nếu nhìn từ xa. Nhưng
những người cố gắng thử nghiệm thì
nhận thấy kinh nghiệm và nói lên kinh nghiệm đó:
họ cảm thấy hạnh phúc... vì được
hạnh phúc như Chúa Kitô.
|