Sám
hối
Có một vị ẩn sĩ nọ, sau bao
nhiêu năm tu luyện bỗng thấy hương thơm sự thánh thiện của mình bay
tỏa khắp nơi, nhiều người tiến
đến vấn ký cũng như để xin ông cầu
nguyện cho. Từ đó vị ẩn sĩ
thường hãnh diện về tiếng tăm của mình.
Một buổi sáng nọ, ông đến thăm một ngôi
nhà thờ nằm bên cạnh một dòng sông. Đi dọc theo bờ sông, ông thấy có một
người đàn ông đang ngồi khóc lóc thảm
thiết. Đến gần, vị ẩn sĩ mới
nhận ra đó là người đàn ông mà khi nghe nhắc
đến tên tất cả mọi người dân trong vùng
đều phải run sợ, vì hắn là một tên
cướp giết người không gớm tay.
Vị ẩn sĩ định làm ngơ
bỏ đi, nhưng người đàn ông tiến
đến quì gối xuống trước mặt ông và
xưng tội. Nghe xong một danh mục những tội
mà cả đời ông không dám nghĩ tới, và khi so sánh
với cuộc sống hoàn toàn trong sạch của mình,
vị ẩn sĩ tự nhiên nổi giận. Ông nghĩ
đến cơn giận thánh của Chúa Giêsu khi vào
Đền thờ Giêrusalem, thế là thay vì đưa tay ban
phép giải tội, vị ẩn sĩ lại to tiếng
quát bảo người đàn ông như sau: “Một tên
đầu trộm đuôi cướp như ngươi mà
hy vọng được Chúa tha thứ sao? Ta nói thật
cho ngươi: cây gậy ta đang cầm trên tay đây trở thành bông còn dễ hơn là
việc Chúa tha thứ cho ngươi”.
Nói xong những lời đó, vị ẩn
sĩ bỏ mặc cho tội nhân chìm đắm trong
thất vọng và ông tiếp tục cất bước.
Thế nhưng ông chưa kịp đi được
mười bước thì cây gậy của ông đang
cầm trong tay bỗng bị cắm sâu
xuống đất. Ông dùng tất cả
sức lực của mình để kéo nó lên khỏi đat
nhưng cây gậy vẫn không nhúc nhích. Và lạ lùng
thay, từ thân cây gậy, lá, cành và hoa trái từ từ
mọc lên. Rồi nhà ẩn sĩ lại nghe có tiếng
phán bảo: “Sự tha thứ của Chúa dành cho một
tội nhân sám hối còn dễ hơn một cây gậy
trổ bông. Một người có tội biết ăn năn trở lại được
tha thứ còn dễ dàng hơn là một kẻ kiêu hãnh”.
Quả thực,
trọng tâm của bài Tin mừng hôm nay chính là lời kêu
gọi sám hối của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối vì
Nước Trời đã gần đến”. Đó cũng
là mệnh lệnh đầu tiên của Chúa Giêsu khi Ngài
bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tin
Mừng. Ơn cứu độ mà Chúa Giêsu loan báo và
thực hiện chính là việc giải phóng con người
khỏi tội lỗi. Tất cả
những bệnh hoạn, tật nguyền mà Chúa Giêsu thuyên
chữa khi bắt đầu sứ vụ công khai là
một dấu hiệu của tội lỗi. Cứu
chữa con người khỏi những tật bệnh
trong thân xác, Chúa Giêsu muốn cho con người thấy Ngài
đến để giải thoát con người khỏi
tội lỗi và tất cả những hệ lụy
của nó. Nhưng tất cả những phép
lạ mà Chúa Giêsu thực hiện không phải là những
ảo thuật, bùa chú mà là sự gặp gỡ giữa con
người với quyền năng Thiên Chúa, là một
sự thi thố tình yêu không giới hạn của Ngài.
Do đó, con
người chỉ có thể chứng kiến
được phép lạ khi tuyên xưng quyền năng
của Chúa Giêsu: “Chính lòng tin
của con đã chữa con”. Chúa Giêsu đã
không ngừng lập đi lập lại câu đó mỗi
lần thuyên chữa một bệnh nhân. Lòng tin
của con người được thể hiện qua
việc con người tuyên xưng niềm tin của mình nơi
quyền năng của Chúa Kitô.
Thiên Chúa mời
gọi chứ không áp đặt. Ngài luôn chờ
đợi sự ưng thuận của con người. Do
đó, bước đầu tiên mà Thiên Chúa đòi hỏi
nơi con người chính là sám hối, nghĩa là nhìn nhận
thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, và đó
cũng là thái độ cơ bản và thường
hằng trong cuộc sống con người. Bao lâu con
người còn nhận ra thân phận yếu hèn của mình
thì bấy lâu con người còn nhận ra sự cần
thiết của ơn cứu rỗi mà Đức Kitô
đã tặng ban. Trái lại, nếu con
người phủ nhận thân phận tội lỗi
của mình thì con người cũng sẽ khước
từ ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.
Sám hối không
chỉ là một tiếng khóc của thất vọng, mà
phải là một sức bật mới giúp cho con
người vươn lên: “Hãy sám hối vì nước
trời đã gần đến”. Nước
trời chính là động lực của lòng sám hối.
Lòng sám hối đích thực là phải
quyết tâm hướng về thực tại của
nước trời và những thực tại đó chính là
hòa bình, bác ái, yêu thương, quảng đại, cảm
thông, tha thứ. Thể hiện lòng sám
hối chính là thực thi những giá trị ấy. Hãy sám hối vì nước trời đã gần
đến, hay đúng hơn hãy sám hối để cho
nước trời được đến giữa
mọi người.
|