Nước Trời
đã đến gần – Jos. Hồng Ân
Loan báo Tin Mừng Nước Trời là
sứ điệp quan trọng, nên Chúa Giêsu đã quên ăn,
quên ngủ, không quản chi mệt nhọc, vất vả
đi khắp các làng mạc, thành thị loan báo Tin Mừng,
mời gọi mọi người ăn năn sám hối,
đón nhận Nước Trời để
được ơn cứu độ. Chúa
còn chọn gọi và sai các môn đệ ra đi rao
giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho muôn dân
nước.
Khởi đầu sứ vụ rao
giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã kêu gọi: “Anh em hãy sám
hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt
4, 17). Chúa Giêsu muốn cho thấy tầm quan trọng của
Nước Trời, điều kiện căn bản
để đón nhận Nước Trời là phải sám
hối, không sám hối thì không thể vào được
Nước trời, Nước Trời chỉ dành cho
những ai biết sám hối, nhìn nhận tội lỗi
của mình, sửa đổi đời sống
để nên hoàn thiện và cầu xin Chúa tha thứ. Điệp khúc này được lặp đi
lặp lại rất nhiều lần trong các lời giáo
huấn của Ngài. Có trở về, có
thay đổi, có sám hối con người mới vào
được Nước Thiên Chúa. Sám
hối là khởi điểm của cuộc hành trình
đức tin Kitô giáo. Sám hối còn là
chìa khoá để vào Nước Trời.
Chúa Giêsu dạy chúng ta phải ưu tiên
tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết, còn
mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau (x. Lc 12, 31). Ngài còn dạy: “Hãy bán của cải
mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy
những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một
kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi
kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt
cũng không đục phá” (Lc 12, 33). Nước Thiên
Chúa là cùng đích đời người nên có giá trị
tuyệt đối, phải đặt lên trên hết
mọi sự, phải sẵn sàng hy sinh tất cả và bằng
mọi giá để vào được Nước Trời
(x. Mt 13, 44-46). Thánh Phaolô nói: “Những đau khổ chúng ta
chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà
Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Vì vậy, để vào
được Nước Trời, chúng ta cần phải
sám hối, từ bỏ những gì là xấu xa tội
lỗi, từ bỏ những gì ngăn cản ta tìm
kiếm Nước Trời. Từ bỏ những gì
nước trần gian, nước của sa
tan lôi kéo chúng ta như: tiền của vật chất, danh
vọng địa vị, thú vui xác thịt. Chúng ta phải
luôn chiến đấu với ba thù: ma quỷ, thế gian
và xác thịt.
Sau khi kêu gọi dân chúng sám hối
để đón nhận Nước Trời, Chúa Giêsu
mời gọi các môn đệ, để các ông đi theo Người, cộng tác với
Người rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
“Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê,
thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và
người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống
biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Ngài bảo các ông:
“Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh
thành những kẻ lưới người như
lưới cá” (Mt 4, 18-19). Các ông không so đo tính toán, không
ngần ngại lên đường đi theo
Chúa: “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi
theo Người” (Mt 4, 20). Chúa gọi các ông đi theo Người, không phải để thành
lập một tập đoàn kinh tế hay chính trị. Nhưng là để các ông học hỏi nơi
Người cách sống và làm việc, tất cả vì công
cuộc loan báo Tin Mừng Thiên Chúa, tất cả vì hạnh
phúc, vì phần dỗi của con người.
Chúa đi rao giảng Tin Mừng
Nước Trời, Ngài không chỉ rao giảng trên môi
miệng, mà còn bằng việc làm cụ thể,
“Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng
dạy trong các hội đường, rao giảng Tin
Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi
kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân” (Mt 4, 23). Chúa rao giảng và chữa lành bệnh
hoạn, tật nguyền phần hồn, phần xác,
để giúp con người nhận ra giá trị đích
thực của Nước Trời là được bình an
hạnh phúc, không còn đau khổ, bệnh tật, không phải
bom chen, cạnh tranh… Vì đó là sứ điệp quan
trọng, nên trước khi về trời, Đức Giêsu
đã truyền cho các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp
tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi
loài thọ tạo” (Mc 16, 15).
Ngày nay, tiếng Chúa nói “Anh em hãy sám
hối, vì Nước Trời đã đến gần”
vẫn còn vang vọng bên tai của chúng
ta. Chúa vẫn kêu gọi, vẫn chữa lành
để ta nhận ra chân giá trị của Nước
Trời. Vậy mà ta vẫn bưng tai bịt mắt
không nghe cũng chẳng nhìn, cho là Nước Trời còn xa
tít trên chín tầng mây, nên không quan tâm, không để ý, không
xem xét, vẫn mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá,
không đáp lại lời mời gọi của Chúa, không
chịu sám hối, vẫn tiếp tục đi trên con
đường tội lỗi, vẫn tìm kiếm khoái
lạc, tìm hưởng thụ, sống bất công, điêu
ngoa, gian dối, lừa lọc, giận hờn ghen ghét,
mưu mô sảo quyệt, đội trên đạp
dưới làm hại anh em. Nhiều khi đi làm tông
đồ cũng dựng bè kéo cánh, cũng tranh giành sự ảnh
hưởng, tranh giành chỗ đứng, tranh giành nơi
làm việc, dèm pha, nói xấu đủ
điều…
Là Kitô hữu, chúng ta hãy đáp lại
lời mời gọi của Chúa, biết sám hối, nhìn
nhận tội lỗi của mình, từ bỏ tất
cả những gì là tội lỗi xấu xa, quay trở
về với Chúa, cầu xin Người thứ tha,
để ta đón nhận Tin Mừng Nước Thiên Chúa
và hưởng ơn cứu độ Người ban. Chúng
ta cũng hãy cộng tác với Chúa ra đi loan báo Tin
Mừng, kêu gọi mọi người ăn
năn sám hối để đón nhận Nước
Trời.
|