suy niệm 2 bài tuần này, gửi từ nơi rất xa trên đất miền Viễn Tây nước Úc có lời thơ ngâm nga rằng:
“Gió lùa ánh sáng vô trong bãi” Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai Buồm trắng phất phơ như cuống lá Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai."
Gió lùa nơi đâu thì lùa, nhưng hãy cứ cùng tôi và bạn, vẫn lùa rồi hát những tiếng/giọng ê a một lời như:
“Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.” Không gian u ám sương mờ, mờ buông. Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân. Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân.”
Vâng. Hãy cứ ngâm nga ca hát những lời buồn vui, nhưng đem lại niềm nhung nhớ những người còn sống trong khung trời mùa hạ ở Úc, để rồi ta sẽ vui vầy mãi trong thánh hội Nước Trời rất hôm nay.
Mai Tá
từ nơi xa xôi vẫn nhớ Hội thánh Nước Trời nhiều mùa Xuân ở đâu đó www.giadinhanphong.com
Suy Tư Tin Mừng Trong tuần thứ 3 thường niên năm A 22/01/2017
Tin Mừng: (Mt 4: 12-23)
Khi Đức Giêsu nghe tin ông Gioan đã bị nộp, Người lánh qua miền Galilê. Rồi Ngài bỏ Nadarét, đến ở Caphácnaum, một thành ven biển hồ Galilê, thuộc địa hạt Dơvulun và Náptali, để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."
Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
Thế rồi Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. “Gió lùa ánh sáng vô trong bãi” Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai Buồm trắng phất phơ như cuống lá Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai. (dẫn nhập thơ Hàn Mặc Tử) Ánh sáng, nhà thơ hôm nay ghi nhận, không là hào quang sáng chói, “lùa trong bãi”. Nhưng, là ảnh hình Chúa Kitô sáng mãi với thế gian. Ảnh hình Ngài tỏa sáng như ban ngày. Sáng từ thời Cựu Ước mãi đến hôm nay. Nơi trình thuật sáng chói, ngày Chúa gọi. Trình thuật sáng chói hôm nay, đề cập nhiều đến ánh sáng Vương Quốc Nước Trời, đem đến những canh cải đổi thay, những đáp ứng lời mời của Thầy Chí Thánh, đang toả sáng. Bước đầu đường đời Ngài rao giảng, Đức Giê-su cũng đã mời và đã gọi. Ngài mời gọi đám dân đen thuyền chài nhỏ bé, rất tầm thường, đưa các vị ấy vào chốn toả sáng “lùa trong bãi”, làm đồ đệ. Khởi đầu công cuộc rao giảng, Đức Giêsu đã xuất hành từ thị trấn Na-da-rét. Tiếp theo đó, Ngài đi CaphaNaUm, một thị trấn bé nhỏ bên bờ Galilê nơi vùng biển mang tên “ZêBuLun” và “NápTaLi”. Đi như thế, Ngài đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaya, nơi Cựu Ước, có lời rằng: “Hãy canh cải, vì Vương Quốc Nước Trời đã gần kề”. Nước Trời đã gần kề nói ở đây, không là Thiên đường sống ở trên cao, nơi ta đạt đến sau khi chết. Nhưng chính là cộng đoàn tiên khởi, gồm con dân nhà Đạo gốc Do Thái giáo nay đà hoán cải. Thoạt tiên, người Do thái rất ngại ngần, vì không quen sử dụng trực tiếp danh tánh của Chúa, mỗi khi trao đổi hoặc nguyện cầu. Vì thế, sử gia Mat-thêu mới phải viết tả về Đức Chúa, bằng lối gián tiếp như “thiên đường”, hoặc bằng thể thụ động nơi động từ, vẫn nghe quen. Với nhà Đạo, cụm từ Vương Quốc xuất từ ngôn ngữ cổ của Hy Lạp bằng từ “basileia”. Basileia trước nhất có nghĩa: vương quyền, quy luật và triều đại. Cũng từ đó, khi nói Vương Quốc Nước Trời đã gần kề, không có nghĩa bảo rằng: ta đã gần đạt chốn đền đài cung điện đầy nguy nga. Dù ở đời này hay đời sau. Thành thử, lời khuyên Hãy canh cải là có ý bảo: hãy đặt mình dưới sức mạnh/quyền uy của Đức Chúa. Hãy sống vì Vương Quốc Nước Trời. Vì Vương Quyền của Đức Chúa. Đặt mình sống vì Vương Quyền của Chúa, là đặt mình trong tương quan đầy thương mến với Trời. Và với Chúa của ta. Đặt mình trong tương quan, là sống trong môi trường nơi đó có các giá trị đáng để ta trân trọng thực hiện như: tình yêu, lòng thương xót, sự công chính, tự do, sống với cộng đồng, sống trong an bình… Nhất nhất đều là những điều, ta vẫn cần thắng lướt trong cuộc sống. Đặt mình trong tương quan với Chúa - với người nơi Vương Quốc Nước Trời, còn là biết canh cải, đổi thay, đáp ứng lời mời của Đức Chúa. Nói đến canh cải - đổi thay, người người thường chỉ nghĩ là: ta phải ưu tư áy náy về những lỗi phạm, mình đã mắc phải. Nhưng, mời gọi của Đức Giê-su còn đi xa hơn thế nữa. Ngài không muốn ta xóa sạch mọi tàn tích của lỗi phạm trong quá khứ. Bởi lẽ điều ấy, chẳng thể nào làm được. Canh cải đổi thay là chuyển hướng hành động từ ngày hôm nay, đến lai thời. Canh cải đổi thay, cụm từ bắt nguồn từ metanoia tiếng Hy Lạp. Cụm từ trên, bao gồm một thay đổi từ gốc rễ mọi suy tư nghĩ ngợi. Quyết hướng nhìn về cuộc sống theo đường lối mới. Đường lối được Tân Ước bộc lộ trong trọn bộ Thánh Kinh. Chỉ khi nào có quyết tâm canh cải đổi thay tận gốc rễ như thế, ta mới trở nên thành viên của Vương Quốc Nước Trời. Mới đặt mình dưới sức mạnh chuyển đổi nhờ uy lực của Đức Chúa. Hơn nữa, lời mời gọi của Đức Giê-su là yêu cầu ta không chỉ sám hối về những gì mình lỗi phạm trong quá khứ, quyết không lập lại. Nhưng là đổi thay trọn vẹn lối hành xử, để tháp nhập công việc Chúa muốn ta làm. Công việc ấy, là hợp tác cùng mọi người nhất định chấm dứt cơn túng cực bần hàn, của người dân đen trên thế giới. Là, chấm dứt nạn đói nghèo, thất nghiệp. Là, vứt bỏ tính hờn - ghen nơi cộng đồng nhà Đạo và dứt đoạn lòng “tham - sân – si” quá mức độ. Chấm dứt lòng ham mua sắm quá khả năng. Lời mời gọi của Chúa, là cốt để cho dân con nhà Đạo biết tháp nhập vào với Vương Quốc Nước Trời ở đây, bây giờ. Lời Ngài mời gọi, được gửi đến không chỉ với dân con nhà Đạo, nhưng cả muôn dân nước, khắp nơi trên địa cầu. Vương Quốc Ngài lập, cần vượt trên không gian - thời gian, vượt biên giới của nhà Đạo. Nước Ngài mời gọi, cần thể hiện bằng nhiều cách ở nhiều nơi, cả những nơi, Đạo Chúa chưa hội nhập được. Bởi, trên thực tế, có đến 80% dân số thế giới chưa biết đến Tin Mừng của Đức Chúa. Chưa biết Lời Ngài, vì Lời Mời Gọi ấy chưa phổ biến khắp dương gian. Thế nên, ta cần chuyển tải và coi Lời Ngài như mục tiêu đời sống, của mọi người chúng ta. Người nhận rao giảng Nước Trời, vào buổi đầu đời, chẳng phải là những kinh sư, lẫn Pharisêu, Biệt Phái. Mà là, giới thuyền nhân chài lưới, rất bình dân. Những người cả năm không cần sách bút, lẫn kinh kệ. Nhưng lại hiểu Lời, hơn ai hết. Và, có điều hi hữu nữa là: lời mời gọi Chúa gửi đến được chuyển tải ngay vào lúc các ngài làm công việc chài lưới. Chính vì thế, Chúa vẫn xác nhận: Thầy chọn các con, chứ không phải các con chọn Thầy.” Với các môn đệ, metainoia (canh cải) còn có nghĩa trọn vẹn thay đổi lối sống trở về trước. Là, làm như các môn đệ gốc thuyền chài: dứt khoát bỏ thuyền, bỏ lưới bỏ cả giòng sông, quyết theo Thầy. Quyết theo Thầy, nên các ngài hoàn toàn tin tưởng nơi Thầy. Tin, đến độ bỏ lại đằng sau mọi phương tiện sống, kế sinh nhai. Bỏ mặc mà đi, dù không rõ thuyền về bến nao, đi nơi nào. Cũng tựa như Thầy đã dứt khoát bỏ rời thôn làng Nadarét bỏ mẹ cha, bỏ cả cuộc sống tay nghề thợ mộc chân phương cần cù, vào mọi lúc. Bỏ là như thế. Nhập vào với Đạo là như vậy. Bởi từ nay, mối lo âu không biết mình lấy gì mà sống, cho bằng sự lo lắng quan tâm đến anh chị em đồng loại của mình, sống sao đây. Xem như thế, đáp ứng lời mời của Đức Chúa trong canh cải, là khởi sự sống đời rất mới. Một đời có những hỗ tương đùm bọc hết mọi người. Mọi người, nơi cộng đồng nhân loại, đang ngóng chờ. Bởi, cộng đồng này giờ đây đã trở thành gia đình thân thương, rộng hơn. Lớn hơn. Yêu thương nhau hơn. Về yêu thương người cùng cộng đồng, thánh Phao-lô cũng đã căn dặn cộng đoàn dân Chúa ở Cô-rin-thô, bằng những lời đanh thép nhưng thật tình: “Tôi khẩn khoản kêu mời anh em, nhân danh Đức Kitô, hãy thuận thảo với nhau để không có sự chia rẽ nơi anh em và anh em sẽ hoàn toàn hiệp nhất trong tư tưởng và thần trí”(1Cr 1:10). Lời mời gọi canh cải và biến đổi hôm nay, không phải để Đức Chúa thích nghi với lối sống ta đã lựa chọn, nhưng để ta trở nên xứng hợp với thị kiến của Ngài về sự sống. Làm như thế, không phải là ta đang thực hiện một hy sinh, đổi chác. Nhưng ngược lại, để bảo rằng ta đang trên đường ngay nẻo chính. Con đường dẫn ta đến thành tựu, Chúa bảo ban. Trong hân hoan thực hiện cuộc canh cải, ta hiên ngang cất cao lời ca yêu từng hát thuở nào:
“Yêu là tình dâng cao Gió lao xao ngả hàng phi lao Phút ái ân đắm say tâm hồn Nhớ mãi đêm nào bên nhau.
Yêu là thêm thương đau Với xót xa lệ tình khôn lau Biết nói sao những khi âu sầu Những khi úa nhầu tâm tư.” (Văn Phụng – Yêu) Vâng. Trong cộng đoàn Nước Trời ở trần gian, sống yêu cũng có những lúc là thêm thương đau. Là, lệ tình khôn lau. Nhưng, hãy cứ yêu như Đức Chúa bảo ta yêu. Yêu rất nhiều. Yêu ngay bây giờ. Và mãi mãi vẫn cứ yêu. Như “gió lùa ánh sáng vô trong bãi”. Yêu, “với lòng bát ngát rộng bằng hai”. Frank Doyle sj biên-soạn – Mai Tá lược dịch
Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 3 mùa Thường niên năm A 22/01/2017 “Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.” Không gian u ám sương mờ, mờ buông. Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân. Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân.” (Nhạc: Lâm Tuyền/Thơ: Dạ Chung – Tiếng Thời Gian) (Thánh vịnh 78: 72) “Tiếng thời gian”, mà sao nghe cứ như “mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông”? Mùa đông đời người, nghe chừng như “rét mướt, bến sông, ngừng chân”. Ôi thôi. Cả thơ lẫn nhạc, làm người nghe đến ư là buồn, như câu chuyện buồn đời người con ngài nay trở thành,”cụ già ăn mày”, thời xưa cũ, rất như sau: “Bà ngồi co ro bên này đường, chờ cho cửa hàng phía đối diện tắt điện, đóng sập cánh cửa sắt nặng nề xuống mới chống tay vào gối đứng dậy, khó nhọc bước qua đường. Cánh cửa này có mái hiên rộng, chủ nhà dễ tính, lỡ bà có ngủ quên dậy muộn thì người ta cũng chỉ nhẹ nhàng gọi bà dậy, kêu bà đi chỗ khác để mở hàng chứ không quát mắng xối xả, đốt vía như những chỗ khác. Vậy nên, mấy tháng nay rồi, dù đi xin ở xa hay gần, bà đều trở về dưới mái hiên này để tá túc. Ngồi xuống mái hiên bà bắt đầu thở dốc. Chẳng hiểu sao mấy hôm nay bà thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã quá. Cũng chẳng trách được. Bà đã ngoài tám mươi. Nhiều người ở tuổi này có khi đã nằm liệt một chỗ, con cái phải hầu hạ, phục dịch. Bà còn lê la khắp các phố để xin ăn được coi như trời còn thương mà cho sức khỏe. Đôi khi bà nằm nghĩ ngẩn ngơ, có khi trời thương bà, biết bà có ốm nằm liệt giường liệt chiếu thì cũng chẳng có ai ngó ngàng tới nên ban cho bà sức khỏe. Nhưng mà bà cũng mệt lắm rồi. Cơn tức ngực kéo đến làm bà khó thở. Bà lôi trong mấy cái bao cũ mấy tờ báo cùng vài tấm bìa cát tông làm gối, quay mặt vào phía cánh cửa. Ác thay trời lại lất phất mưa. Bà khó nhọc ngồi dậy, lôi ra cái áo mưa cũ quấn quanh người. Mưa làm chân tay bà tê nhức. Bà không ngủ được. Bà lần tìm trong nải một tấm ảnh cũ, ngồi khom khom quay lưng lại phía đường để nước mưa không tạt được vào tấm ảnh. Bà nhìn tấm ảnh, lẩm bẩm như trò chuyện với một người bạn. – May mà ông ốm một trận rồi đi luôn. Đi nhẹ nhàng thanh thản chứ không cũng lại phải lê lết ngoài đường giống tôi. Mà chân ông yếu thế, đi làm sao được. Bà đưa bàn tay vuốt vuốt khuôn mặt trong tấm ảnh. Giọng đã bắt đầu nghẹn nước:
– Mà ông có thương tôi, sao không cho tôi đi cùng ông với ông ơi…
Mưa bắt đầu nặng hạt. Bà quấn tấm áo mưa chặt vào cơ thể, dí sát người vào cánh của mái hiên. Tiếng mưa tạt vào tấm áo mưa lộp… bộp… lộp… bộp nghe lạnh buốt và tê tái. Bà cũng đã từng có một mái nhà. Một mái nhà bình dị đơn sơ nhưng ấm áp, hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà cũ bà nén tiếng thở dài tức nghẹt trong lồng ngực. Cất tấm ảnh vào sâu trong đáy, ôm vào lòng, khép chặt tấm áo mưa cho khỏi ướt, bà quay người lại đối diện với màn mưa. Đôi mắt già nua ướt nhoèn, mờ mịt những hồi ức cũ. Ông bà cưới nhau được chục năm mới sinh được đứa con gái, nên yêu chiều nó lắm. Hôm bà sinh con ở trạm xá, ông mừng tới nỗi ôm con khóc tu tu như một đứa trẻ, trước bao cặp mắt lạ lùng của mọi người. Ông chăm con từng li từng tí, theo dõi từng ngày lớn lên của con. Đi học, những hôm mưa gió. Ông cõng nó trên lưng. Nó lớn lên một chút, ông tằn tiện mua cho con cái xe đạp mi ni.Máy chục năm trời, ông không dám mua một cái áo mới, ai cho gì mặc nấy để khi nó vừa thành thiếu nữ, ông dành dụm đủ để xây một căn nhà ngói nhỏ ba gian. Ông bảo bà: – Nó là con gái, ở nhà lụp sụp quá, bạn bè đến chơi, nó mặc cảm. Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Trong mưa, bà thấy khuôn mặt ông bừng sáng hạnh phúc. Bà không thể nhầm được. Đó là khuôn mặt ông trong đám cưới con gái. Nhà rể ở ngay xóm trên. Lúc lấy con gái bà, nó hãy còn là một chàng trai mới lớn, hiền lành, chân chất và khỏe mạnh. Đám cưới con gái, khuôn mặt ông rạng rỡ mà mắt lại rưng rưng. Ông nói, con gái đi lấy chồng, ông mừng lắm. Nhưng ông cũng buồn vì phải xa con. Vẫn biết nó lớn thì phải rời xa vòng tay ông, phải lấy chồng mà sao ông vẫn thấy hụt hẫng. Bà cười bảo ông chưa già đã lẩn thẩn. Nó lấy chồng ngay xóm trên, cách có độ mươi phút đi bộ, mà ông cứ như thể gả con gái đi lấy chồng ở tận đẩu tận đâu. Ông cũng cười bảo, không biết tại sao ông lại yếu mềm hơn cả bà. Cơn ho kéo đến như muốn xé toang lồng ngực. Bà chống tay vào cửa, ho rũ rượi rồi đưa tay đấm nhẹ vào ngực. Cơn ho dứt, bà thở dốc. Lúc bà ngước lên, bóng ông trong mưa đã biến mất. Bà lẩm bẩm:
– Cũng may là ông đi trước khi mở đường qua nhà. Chứ không thì…
Ông ốm một trận rồi đi. Nhẹ nhàng như không còn vương vấn điều gì trên cõi đời này nữa. Bà thui thủi một mình. Thấy thế, đứa con gái bàn với bà:
– Nhà chồng con tới ba anh em trai, chật chội lắm. Hay u cho bọn con về đây ở, cũng là để sớm hôm đỡ đần u… Bà mừng rỡ đồng ý ngay. Ăn nhiều chứ ở hết bao nhiêu. Bà già rồi, thui thủi một mình cũng cô quạnh. Bà cũng muốn được quay quần với con cháu. Bà chỉ có mỗi đứa con gái, được sống cùng vợ chồng con cái nó thì còn gì bằng. Có gì, chúng nó chăm sóc bà, bà lại đỡ đần vợ chồng nó chuyện cơm nước, con cái. Chúng nó ở với bà, chắc nơi chin suối ông cũng mát mẻ, thanh thản. Bà chỉ có mỗi một đứa con gái. Bà không bù trì, vun đắp cho nó thì để cho ai. Bà chết đi cũng có mang theo được đâu. Vậy mà đứa con gái bà mang nặng đẻ đau, lại bàn mưu cùng chồng đẩy bà ra đường. Bà già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước và chăm mấy đứa cháu, có biết gì đến chyện đất cát mà hàng xóm xì xào bàn tán đâu. Con gái và con rể thì thụt những gì, bà cũng chẳng biết. Chỉ thấy một buổi nhập nhoạng tối, đứa con gái chìa trước mặt bà tờ giấy: U kí vào đây đi. Chỗ cuối tờ giấy này để xác nhận diện tích đất nhà mình. Ít nữa họ xây đường qua đây họ còn đến bù u ạ. Bà nghe ờ ờ, cạc cạc. Mắt kém, lại tin tưởng con, cộng với việc bà ngại mấy thứ liên quan đến giấy tờ, nên ký luôn mà không đọc lại. Mãi đến khi người ta đến lấy nhà, chồng cho vợ chồng con gái bà một đống tiền, số tiền mà cả đời hai ông bà chưa cũng chưa từng nhìn thấy, thì bà mới biết chúng nó lừa bà ký giấy để bán nhà. Nhưng nước mắt chảy xuôi, bà nghĩ cái nhà đấy cuối cùng cũng để cho chúng nó, đất đang sốt, chúng nó bán cũng là hợp lý. Hai vợ chồng đứa con gái mua một miếng đất ở trong xóm, xây một căn nhà hai tầng khang trang. Nhưng rồi từ lúc có tiền, tính tình thằng con rể bắt đầu thay đổi. Nó ham mê rượu chè, bồ bịch. Lúc đầu bà còn ngại “rể khách” nên nói nhẹ nhàng, bóng gió, sau dần những lời đồn thổi càng nhiều, vợ chồng nó suốt ngày đánh chửi nhau, bà góp ý thẳng thắn với con rể. Nó không nghe, một lần uống rượu say còn đánh bà gãy tay, bị đưa lên xã phạt tiền. Sau vụ đó, nó càng hằm hè với bà hơn. Vợ nó- con gái bà cũng vào hùa với chồng, trách móc bà làm vợ chồng nó mất tiền, làm nhà nó xấu mặt với hàng xóm. Những lời bóng gió xa xôi về việc bà ở nhờ tăng dần. Những bữa cơm chúng nó cố tình ăn trước, không gọi bà ngày một nhiều. Tủi thân, bà quyết định gửi ông lên chùa, rồi bỏ làng đi lang thang trong một đêm mưa gió, bắt đầu những ngày vất vưởng xin ăn. Bà xách theo một cái bị nhỏ, một tấm áo mưa và tấm ảnh của ông. Hàng ngày bà lê la khắp các phố xin ăn. Tối đến lại về cái mái hiên này ngủ nhờ. Bà cứ trông ngóng, mòn mỏi hi vọng sự ra đi của bà, sẽ khiến vợ chồng đứa con gái hối hận, mà nghĩ lại đi tìm bà. Nhưng một năm, hai năm rồi năm năm lê la khắp phố xá rồi, mà chưa một lần bà nghe phong thanh gì về tin tức chúng đi tìm bà. Cũng có lần, bà lén về làng, đứng trước cửa nhà vợ chồng nó, thấy hai đứa nó vẫn vui vẻ, không một chút áy náy, bà lại lặng lẽ ra đi. Mưa như trút nước. Bà cảm thấy cơ thể rệu rã, không còn chút sức lực nào nữa. Bóng ông lại hiện ra trong mưa, mỉm cười hiền hòa nhìn bà. Ông đưa tay về phía bà. Bà biết thời khắc này cuối cùng cũng đến. Bà cố chút sức lực cuối cùng, lê người về phía khoảng giữa mái hiên bà trú với căn nhà bên cạnh. Nhà người ta là nhà làm ăn tử tế, bà không muốn chết trước cửa hàng, không muốn cái chết của mình phiền hà đến họ. Ông bước đến gần bà, cúi xuống. Bà run run đưa cánh tay lên. Thanh thản, nhẹ nhàng, bà theo ông. Mọi oán hận, trách móc của cuộc đời bà bỏ lại phía sau, nơi kiếp người trên dương thế. Sáng sớm, người ta phát hiện xác một cụ già nằm ở khoảng trống giữa hai căn nhà. Bà chết trong một tấm áo mưa trùm kín người. Nhưng trên môi còn phảng phất một nụ cười.” (trích truyện kể do bạn bè gửi qua email tháng 12/2016) Chuyện buồn “hiu hắt” của cụ bà ăn xin ở ngoài đời, lại kéo theo những gợi nhớ về các “chuyện-buồn-nhưng-không-cười” ở nhà Đạo được Đức Giáo-Tông nhắn nhủ với bà con thiên-hạ, vào hôm ấy, như sau: “Trong buổi hội tại Toà thánh, Đức Phanxicô có nói với các Hồng y, Giám mục và chuyên-gia ơn gọi rằng: “Anh em hãy nghĩ lại về công-tác mục-vụ Ơn gọi, để việc ấy không đơn-thuần là chương-trình mục-vụ rất quan-liêu. Công-việc của anh em cần phải “ra bên ngoài” mà lắng tai nghe mọi người. Ơn gọi của bản thân tôi đây không là kết-quả của một triết-thuyết hay ho gì, mà là rút tư kinh-nghiệm về tầm nhìn của Lòng Chúa Xót Thương đối với tôi mà thôi. Muốn được thế, Giáo hội ta phải chấm dứt không còn tinh-giản Đạo mình thành công-thức về luật-lệ, và hang giáo-sĩ chúng ta phải phá vỡ vòng đai khép kín của thế giới mình. Thật đáng buồn, khi các linh-mục chỉ sống cho riêng mình, và khép kín trong ốc-đảo hoặc pháo-đài an-ninh của giáo-xứ, phòng thánh hoặc với những người trung-thành với mình, mà thôi. Ngược lại, chúng ta được kêu gọi làm mục-tử đối với dân chúng, là biết chăn-nuôi, chăm sóc và dành thời-gian mà đón tiếp và lắng tai nghe tất cả mọi người nói với mình, nhất là giới trẻ. Thế-giới hôm nay đang cần nhiều mục-tử trưởng-thành và quân-bình. Với các Giám-mục, xin các vị thận-trọng khi cân-nhắc các ứng-viên hội đủ chức-năng trở-thành linh-mục tốt. Cần biết nhận-định sự thật, có tầm nhìn sắc bén và cẩn trọng và khôn-ngoan. Cần tập-trung vào chất-lượng của mục-tử hơn là số-lượng. Chủng-viện cần thiết-lập việc đào-tạco linh-mục cho nghiêm-ngặt….” Còn nhớ, khi xưa đấng thánh-hiền nói về việc Đức Chúa tuyển chọn mục-tử làm việc cho Ngài, theo gương lành của Đavít, rất như sau: “Chúa chọn Đavít, người tôi trung, cất nhắc ông, thuở còn là mục tử, cho vời đến, lúc đang giữ bầy chiên, để chăn dắt dân Ngài là Giacóp,
và Israel sản nghiệp của Ngài. Ông chăn dắt họ với một lòng liêm chính, tay dẫn đưa khéo léo tài tình.” (Thánh vịnh 78: 72) Với nhà Đạo, sự việc cũng đáng buồn như thế. Với âm nhạc và thơ văn ngoài đời, lời lẽ của các nghệ sĩ lại sẽ khác, những hát rằng: “Chờ ai trong tê tái, lắng nghe, chuông than. Thời gian trôi tan tác, mang theo, ngày xuân Mưa đêm nay khóc thầm, Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian.
Ngoài kia gió sương mờ. Lìa cây lá giang hồ. Về đâu! Về đâu! Ngày xuân thoát đi dần, lòng ta tái tê sầụ
Người cười nhưng ta vẫn khóc thầm. Đời chim bạt gió Kìa ai thoáng mơ hồ Ngừng chân dưới mưa dầm. Nhìn lầu nguy nga ước mơ thầm. Bao nhiêu xuân qua, lòng không tình yêu.” (Lâm Tuyền/Dạ Chung – bđd) Thơ hay nhạc, cũng chỉ là những vần-điệu để người nghe nhớ về tâm tình của nhạc bản là “Tiếng thời gian”, thôi. Tiếng đây, không là âm-thanh não-nề hoặc ê-chề về một nỗi. Mà, chỉ nói lên tiếng/giọng buồn về tình đời, có “Mưa rơi hiu hắt, ai sần mùa Đông” mà thôi. “Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông. Không gian u ám sương mờ, mờ buông. Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân. Mùa đông mưa rét mướt, bến sông, ngừng chân.
Chờ ai trong tê tái, lắng nghe, chuông than, Thời gian trôi tan tác, mang theo, ngày xuân. Mưa đêm nay khóc thầm, Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian. (Lâm Tuyền/Dạ Chung – bđd) Thật ra thì, nghệ-sĩ xưa nay có làm thơ hay viết nhạc, cũng chỉ để “phóng ngoại” tâm tình tư-riêng của chính mình cho người khác biết. Phóng ngoại hay nhận-định, còn là lập-trường sống với con người và môi-trường luôn có vấn-đề để giải-quyết. Vấn-đề của con người và môi-trường hôm nay, là chuyện cần giải-quyết ngay tức khắc, để còn sống vui với mọi người, trong cuộc đời. Thật ra thì, sống như thế là sống có thời-gian, trong không-gian rộng/hẹp cùng mọi người cho ra sống. Sống cho ra sống, là sống hùng sống mạnh, sống hiên-ngang làm con cái Chúa theo lẽ phải như Ngài từng dạy dỗ, qua Kinh Sách. Sống hùng/sống mạnh là sống hiên-ngang không có gì phải sợ mất. Không sợ mất thứ gì, nên cũng chẳng cần lo. Sống hùng/sống mạnh như những người nghèo ở huyện nhà chứ không còn bon chen, giành giựt hoặc đấu tranh để được trội hơn người, về mọi thứ. Sống hùng/sống mạnh ngày hôm nay, còn là sống sao cho lương-tâm của chính mình không chê-trách, “mắng vốn” chứ không phải để cha/cố doạ nạt, bắt đi “xưng tội” cho đúng phép. Sống hùng/sống mạnh, còn là sống đúng phép, không sợ tội, vì luôn biết rằng có Thiên-Chúa cùng sống với mình và trong mình, như mọi người. Sống đúng phép, không là sống đúng luật-lệ của Giáo-hội có 6 điều “răn” cũ/mới như vẫn ê-a đọc hàng tuần ở nhà thờ. Sống đúng phép, là sống mà tin tưởng rằng: dù buồn chán như ai đó, vẫn tin-tưởng rằng: Đức Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi ta, trái lại vẫn ở đó, gần sát bên ta, cùng sống với ta như người nhà trong cùng thời-gian và không-gian tuy buồn bã, vô-nghĩa hoặc chóng qua. Sống đúng phép, còn là sống mà tin tưởng có Chúa luôn ở với và ở cùng mình, cho dù gian-nan, chán nản bủa khắp chốn. Có sống như thế, mới nhớ ra rằng: ta luôn có Chúa đồng-hành và/hoặc tháp-tùng cả vào lúc ta nghi-ngờ Ngài bỏ rơi hoặc ruổi đuổi vì bê-tha, bệ rạc hay sau đó. Sống đúng phép, sẽ không còn sợ gì những “Tiếng Thời Gian” mà nghệ sĩ hôm trước, vẫn cứ than bằng câu hát, rất buồn sau đây: “Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.” Không gian u ám sương mờ, mờ buông. Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân. Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân.” (Lâm Tuyền/Dạ Chung – Bđd) Hát thế để rồi, ta sẽ cùng người kể thêm câu truyện vui ở dưới cho vui đời, mỗi khi buồn như sau: “Hai bà sồn sồn nọ quen nhau đã lâu, nhưng vẫn chưa “trút bầu tâm sự” để kể cho nhau nghe chuyện đời thực-tế trong ăn uống. Bởi, cứ sự thường, thì ăn và uống là một trong những duyên-do cớ sự làm cho con người buồn vui, suốt cuộc đời. Nghĩ thế rồi, bà nọ bèn nói với bà kia, một chân lý để đời rằng: -Chị biết hôông? Mỗi lần muốn ăn ngon, chị biết em làm gì không? -Làm gì để được thế, nói cho nghe coi nào? -Đơn giản lắm, mỗi lần muốn ăn ngon là em nấu nồi riêu cua toàn tôm khô giã với trứng! -Như vậy chị là tay đầu bếp số một rồi còn gì. Chả thế mà, chồng chị thích lắm đấy nhỉ? -Không dám đâu! Khi thấy em sắp sửa dọn món ấy ra là ỗng biểu: “Em thay đồ đi! Hôm nay vợ chồng mình ra nhà hang đánh chén cho thoả thích… Có thể là, câu truyện kể không hẳn là như thế. Nhưng, nhận định của người mới đáng kể ở chỗ khi nói rằng: “ăn và uống là một trong những duyên-do và cớ sự làm cho con người buồn/vui suốt cuộc đời!...” Vậy thì, mỗi khi thấy ai buồn buồn hay sao đó, bạn và tôi, ta hãy bắt chước chị nọ lại đem món riêu cua ra mà trình làng, để rồi, để rồi… sẽ thấy hết buồn. Không tin? Hãy cứ thử xem sao. Trần Ngọc Mười Hai Chưa bao giờ thử như thế Nhưng vẫn muốn quên đi Hết chuyện buồn Trong đời.
|