Từ bỏ
Hôm nay, chúng ta mừng lễ Hiển
linh, ngày Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân, mà đại diện
là ba nhà đạo sĩ, ba nhà bác học phương
đông.
Câu hỏi thứ nhất: các ngài là ai?
Phúc âm đã dùng danh từ “magi”
để nói về các ngài. Magi có nghĩa là các vị tư tế,
ngoài việc tôn giáo, họ còn chuyên môn về khoa học,
nhất là thiên văn, vì thế họ thường
được triều đình tôn làm cố vấn. Ngoài ra, magi còn có nghĩa là các nhà đạo sĩ,
dùng phép thuật của mình như một kế sinh nhai.
Phúc âm không xác định rõ các ngài thuộc vào
hạng người nào.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tin chắc
chắn các ngài là những người học rộng
biết nhiều và thông thạo về thiên văn. Bởi đó, gọi các ngài là những nhà bác
học, thiết tưởng cũng không sai cho lắm.
Ngoài ra, dựa vào những lễ
vật dâng tiến, cũng như dựa vào thánh vịnh
71:
Từ Tác-sít và hải
đảo xa xăm,
Hàng
vương giả sẽ về triều cống.
Cả những vua
Ả-rập, Xơ-va,
Cũng
đều tới tiến dâng lễ vật.
Mọi quân vương
phủ phục trước bệ rồng,
Muôn dân
nước thảy đều phụng sự.
Tertulianô đi tới kết luận:
các người là những bậc vương đế. Vì thế, từ xa xưa người ta
thường gọi lễ này là lê Ba Vua. Tuy nhiên, lập luân trên không được xác
thực cho lắm.
Câu hỏi thứ hai: các ngài có bao nhiêu
người?
Những bức bích họa dưới
các hoang toại đạo vào những thế kỷ
đầu, có bức vẽ hai vị, có bức vẽ ba
vị, có bức vẽ bốn vị, thậm chí có bức
vẽ tới…mười hai vị. Ngày nay, chúng ta
thường nói tới ba vị, vì dựa vào ba thứ
lễ vật các ngài dâng tiến.
Câu hỏi thứ ba: các ngài từ
đâu mà tới?
Magi là hạng người xuất
hiện đầu tiên tại Ba Tư. Các họa sĩ
cổ xưa thường vẽ các ngài với y phục Ba
Tư, nên nhiều người đã xác quyết các ngài
từ Ba Tư mà đến. Tuy nhiên, lý
luận này cũng không được ổn cho lắm.
Phúc âm chỉ nói các ngài từ phương
đông mà tời. Và phương đông là tên
người Do Thái thường dùng để gọi
xứ Ả Rập. Hơn nữa, những lễ vật
như vàng, nhủ hương và mộc dược, là
thổ sản của xứ này. Như
vậy, các ngài từ Ả Rập mà đến thì có
lẽ đúng hơn.
Sau cùng, câu hỏi thứ bốn: đâu
là bài học chúng ta cần ghi nhận?
Bài học chúng ta ghi nhận hôm nay,
đó là sự tử bỏ. Thực vậy, các ngài là những người giàu
sang, có một địa vị lớn trong xã hội
thời bấy giờ, thế nhưng một khi đã
nhận biết ý Chúa qua ánh sao lạ, các ngài đã can
đảm, dám liều, dám từ bỏ
tất cả để lên đường tìm đến
với vị vua mới sinh ra.
Đúng thế, các ngài đã để
lại sau lưng nào vợ đẹp con khôn, nào tiền
bạc giàu sang, nào địa vị chức auyền,
để dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô
định, dưới sự soi dẫn của một ánh
sao. Các ngài đã phải vượt qua biết bao nhiêu khó
khăn, đã phải chấp nhận biết bao nhiêu nguy
hiểm: nào là những nụ cười mỉa mai của
bà con bè bạn, nào là những vất vả cực nhọc
suốt khoảng đường dài…Thế nhưng, các
ngài vẫn cất bước tiến lên với một
lòng tin tưởng vững chắc.
Nếu suy nghĩ chúng ta sẽ thấy
bất kỳ ơn gọi nào cũng đều đòi
hỏi chúng ta phải từ bỏ, phải hy sinh, như
lời Chúa đã phán:
-
Ai
muốn theo Ta, phải từ bỏ mình,
vác thập giá mình mà theo Ta.
Tôi xin đưa ra hai trường
hợp tiêu biểu. Trước hết, đó là trường hợp
của Abraham. Ông đang sống yên ổn với gia
đình trong cảnh giàu sang, thế
nhưng Thiên Chúa đã hiện ra bảo ông phải lên
đường tới một vùng đất nào đó mà
Ngài sẽ trao ban làm sản nghiệp. Abraham
liền cúi đầu vâng nghe. Rồi khi
tới tuổi già và có được một mụn con
trai để nối dõi tông đường, thế mà Thiên
Chúa lại truyền phải sát tế mà dâng kính Ngài. Abraham cũng đã cúi đầu vâng nghe.
Tiếp đến, đó là là
trường hợp của các tông đồ. Các ông đang sống yên ổn bằng
nghề chài lưới, thế rồi một hôm Chúa Giêsu
đi ngang qua và lên tiếng gọi:
-
Hãy
theo ta.
Lập tức các ông từ bỏ ghe
thuyền, chài lưới và những người thân yêu
để bước theo Chúa.
Với Mathêu cũng vậy, đang làm
giàu với nghề thu thế, nhưng
sau khi nghe tiếng gọi của Chúa, ông cũng đã
từ bỏ tất cả để đi theo Ngài.
Từ mẫu gương của ba nhà
ba nhà bác học phương đông, của Abraham và của
các tông đồ, chúng ta đi tới một kết
luận: Muốn theo Chúa, muốn chu toàn thánh ý của Ngài,
chúng ta cũng phải dám liều, dám từ bỏ mọi
sự, dám hy sinh tất cả, dám dấn thân vào một
cuộc phiêu lưu đầy bấp bênh. Thế nhưng
liệu chúng ta có đủ quảng đại để
đáp trả tiếng gọi của Chúa và có đủ can
đảm để thực hiện những điều
ấy không?
|