Một ngôi
sao để đi theo.
(Suy niệm của Jean-Yves Garneau)
Một
ngày lễ đầy màu sắc.
Có
lễ nào mang nhiều màu sắc hơn lễ Hiển linh? Có những nhân vật
(người ta nói là ba nhưng Tin Mừng không khẳng
định điều này) không biết chính xác đến
từ đâu (thánh Matthêu viết rằng từ
phương Đông; nhưng phương Đông lớn
lắm!). Người ta không biết tên của họ (dù
họ mang tên Mechior, Balthasar và Gaspar, theo
một truyền thống rất cổ xưa mãi từ
thế kỷ thứ 5, nhưng đó không phải là
một điều chắc chắn mang tính khoa học). Và
có ngôi sao! Ngôi sao mà người ta đã nói và
viết nhiều về nó. Nó hướng dẫn các
vị hiền sĩ của chúng ta (có lẽ là những nhà
chiêm tinh và chúng ta đã gọi họ là vua) và nó đã
dừng đúng chỗ, đúng lúc: Trên ngôi nhà có Đức
Maria và Hài Nhi Giêsu! Lại có vàng, nhũ
hương và mộc dược nữa…
Hai
sứ điệp.
Lễ
Hiển linh thật là hấp dẫn, tuy nhiên chúng ta
đừng để mình quá bị chi phối bởi
những chi tiết dù có quan trọng đi nữa. Ta hãy quan tâm tới điều
chính yếu: hãy chú ý đến sứ điệp, sứ
điệp này gồm hai điều:
Một là,
lễ hiển linh nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu không
đến trong thế gian vì một số người mà
thôi (những người thân cận với Ngài), rằng
Ngài không nhập thế duy chỉ vì một dân tộc (dân
tộc Do Thái), nhưng vì tất cả các dân tộc trên
trần thế và vì tất cả mọi người
sống trên quả đất này. Thậm chí quốc gia bé
nhỏ nhất cũng không thể bị quên lãng. Không ai, thực sự không người nào bị
loại trừ khỏi những bận tâm của Chúa Giêsu.
Ngài sinh ra cho hết thảy mọi người.
Tất cả mọi người, đàn ông đàn bà,
lớn bé, giàu nghèo ở khắp mọi nơi chốn và
mọi thời đại đều được
mời gọi đến lãnh ơn cứu độ. Chúa
Giêsu đến để soi sáng và cứu vớt toàn
thể nhân loại. Những bản văn Thánh Kinh
được công bố hôm nay khẳng định rõ ràng
điều đó (x. Ep 3,6: “Mầu
nhiệm này là những kẻ ngoại giáo được
thông phần cùng một di sản, cùng một thân thể…” Is 60,3-4: “Chư
dân sẽ bước đi hướng về ánh sáng
của Ngài… hết thảy họ đều tụ họp
lại…”).
Điều
thứ hai của sứ điệp dạy chúng ta rằng
Chúa Giêsu đã bị những kẻ thuộc về Ngài
không biết đến, thậm chí còn ruồng bỏ,
nhưng lại được những kẻ xa lạ, các
hiền sĩ, tìm kiếm, khám phá, đón nhận và tôn
thờ. Không có chỗ cho Ngài nơi những kẻ
thuộc chủng tộc Ngài, nơi quán trọ, ngày Ngài chào
đời! Không có những người trong làng tìm
đến máng cỏ đến Giáng Sinh, chỉ có các
mục đồng thôi! Còn Hêrôđê, ông vua thời đó,
người ta biết rằng ông muốn giết Đấng
đến để cứu ông!
Hai
áp dụng cụ thể.
Ta có thể rút
ra từ sứ điệp trên đây hai áp dụng cụ
thể.
Trước
hết, ta phải tự nhủ rằng bao giờ cũng
có thể sống bên cạnh Chúa Kitô mà không quan tâm
đến Ngài, và cũng có thể biết tên của Ngài mà
không thực sự biết chính Ngài. Lúc đó ta có
thể mang nhãn hiệu Kitô nhưng kỳ thực ta không
phải là Kitô hữu. Về mặt lý
thuyết, ta khẳng định Chúa Kitô hiện diện
trên thế giới, nhưng ta không rút ra được
từ đó một kết luận thực tiễn nào
cả cho những ứng xử của cá nhân mình và cho cách
điều khiển xã hội.
Sau đó ta
phải tự nhủ –đây là áp dụng cụ thể
thứ hai- rằng ta luôn luôn phải để cho một ngôi
sao hướng dẫn mình, phải luôn luôn lên
đường tìm kiếm Chúa Kitô, luôn luôn cố gắng
hiểu rõ Ngài hơn… vì nơi chúng ta bao giờ cũng còn
lại một cái gì ngoại giáo! Ở đây tôi nghĩ
đến tất cả những ngẫu tượng mà ít
nhiều chúng ta còn tôn thờ hoặc để cho mình
bị chúng thôi miên mà không hay biết. Những
ngẫu tượng này là; tham tiền bạc, cá nhân
chủ nghĩa thúc đẩy chúng ta quên đi số
phận của kẻ khác. Ta cũng có thể gọi
là ngẫu tượng óc tiêu thụ quá đáng rất
thường điều khiển chúng ta và nhất là cái
nhìn hoàn toàn duy vật của chúng ta về cuộc sống.
Tìm ngôi sao
dẫn đến nơi có Chúa Giêsu và Mẹ Ngài, từ
bỏ xứ sở, đi đến một nơi xa
lạ, dám sống một cuộc mạo hiểm thiêng liêng
trong đó ta dấn thân hoàn toàn và vì đó ta cho đi cái
tốt nhất nơi mình, đấy là những gì các
hiền sĩ đã làm. Còn chúng ta, quá thường sống
như người ngoại đạo trong một
đất nước còn mang tên Kitô, chúng ta có can
đảm lên đường tìm kiếm Chúa Kitô không? Chúng
ta có biết đi theo ngôi sao của các
hiền sĩ còn đang chiếu sáng cho những kẻ
đói khát Thiên Chúa không?
|