Khi
Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê,
thời vua Hêrôđê trị vì --- Chú giải của Noel Quesson
Đó chỉ là những từ duy
nhất, rất ngắn ngủi mà Matthêu dùng để nói
về lễ Giáng sinh. Ít thật! Thực sự, Matthêu có
vẻ chú ý quá ít đến biến cố đơn
thuần, khác với Luca. Trái lại, một cách rõ rệt,
Matthêu chủ ý trình bày với các độc giả của
mình ý nghĩa của sự sinh ra. Và ông cho họ hiểu ý
nghĩa trong câu truyện này về các nhà chiêm tinh. Chính câu
truyện được triển khai tối đa, và
được trình bày, nếu chúng ta lưu ý, như
một thứ dẫn nhập cho toàn bộ Tin Mừng theo
Thánh Matthêu.
Có mấy nhà chiêm tinh từ phương
Đông đến Giêrusalem, và hỏi: "Đức Vua dân
Do thái mới sinh, hiện ở đâu?
Matthêu so sánh, như hai chất nổ,
hai danh hiệu: Vua Hêrôđê, vua dân Do Thái. Câu hỏi này mà
những người nước ngoài sắp nhắc
lại trên các phố phường chật hẹp ở
Giêrusalem, đã vang đến tai những người Do
Thái như một sự mỉa mai cay độc.
Người ta hiểu rằng nó cũng làm cho Hêrôđê
vốn đa nghi phải giao động. Qua lịch
sử, người ta biết rằng cả đời ông
bị ám ảnh vì sợ mất quyền bính, và ông thấy
chỗ nào cũng có âm mưu, nên chỉ luôn luôn sống
trong các thành lũy, và cho giết chết ba người con
trai, bà mẹ vợ và thậm chí chính người vợ
riêng của mình.
Đấy là về chuyện lịch
sử. Nhưng ý nghĩa mà Matthêu dành cho danh hiệu “Vua dân
Do Thái" này lại sâu xa hơn nhiều; Nước
trời sẽ là một trong những đề tài ông
ưa thích. Matthêu, ngay từ đầu loan báo về
Đức Vua của Vương quốc này. Ngay trang
đầu trong sách Tin Mừng của ông, có một
vương miện đang tranh chấp: ai thực sự
là "vua" dân Do Thái? Hêrôđê, một nhà vua chuyên chế,
hiếu sát và tàn bạo? Hay là Giêsu, người bé nhỏ,
yếu hèn, không có vũ khí sẽ chết như nạn nhân
vô tội? Chính ở trang cuối cùng sách Tin Mừng của
mình, theo một phương thức viết hàm ý quen dùng
trong văn chương Sê-mít, mà Matthêu đã đặt
lại cho Đức Giêsu "Vua dân Do Thái" này. Những
binh lính sẽ nói "Ngự tâu, Vua dân Do Thái" (Mt 27,29).
Philatô sẽ cho ghi "Này là Vua dân Do Thái" ở trên
đầu Đức Giêsu chịu khổ hình thập giá,
để chỉ rõ cái "lý do khiến người
bị kết án" (Mt 27,37). Tất cả các kinh sư và
đại giáo trưởng sẽ cười nhạo
"Nếu y là Vua dân Do Thái, thì y cứ xuống khỏi
thập giá đi" (Mt 27,37).
Từ khi đưa ra, Thánh Matthêu
gợi ý, Đức Giêsu chỉ là một vua khiêm tốn,
hình ảnh của "Người đầy tớ
chịu đau khổ" của Isaia, vị vua này sẽ
chỉ cưỡi trên lưng lừa (Mt 21,5) trong cuộc
khải hoàn chóng qua với những tàu lá, vị vua
đến không Phải để được phục
vụ, nhưng để phục vụ (Mt 20,28), và sẽ
yêu cầu các bạn hữu của mình "đừng
thống trị, mà hãy làm cho mình trở thành những
đầy tớ" (Mt 20,25-26). Vương quyền
của vị vua này không thuộc về thế gian này, nó
không hề giống vương quyền của Hêrôđê:
nó chỉ được tiết lộ một cách
nghịch lý trong ngày Người thụ nạn, chúng ta
sẽ hàm ý gì dưới những từ lặp lại
trong lời kinh của chúng ta: "Xin cho Nước Cha
trị đến!. Người trị đến với
Chúa Cha và Chúa Thánh Linh đến muôn muôn thế kỷ".
Chúng tôi đã thấy vì sao của
Người xuất hiện bên phương Đông.
Ngày nay, Giáo Hội so sánh câu truyện
Hiển Linh này với bản văn của Isaia
được chọn lựa giữa vô số bản
văn Kinh Thánh loan báo Đấng Mê-si-a đến như
một ánh sáng. "Hãy đứng lên hỡi Giêrusalem, ánh
sáng của người đã đến và vinh quang của
Đức Chúa xuất hiện trên ngươi. Hãy nhìn xem:
bóng tối lại bao trùm mặt đất, nhưng
Đức Chúa xuất hiện trên ngươi, và vinh quang
của Người chiếu tỏ trên ngươi. Các dân
nước sẽ tiến về phía ánh sáng của
ngươi, và các vua, về phía luống sáng bình minh
ngươi (Is 60,1-6) Người ta nhớ lại ánh sáng
của Đấng Cứu Độ được hát vào
Mùa Vọng và trong lễ đêm Giáng sinh: người đi
trong bóng tối đã trông thấy xuất hiện một
ánh sáng lớn lao, bởi vì một Hài nhi đãsinh ra cho chúng
ta" (Is 9,1-5).
Trong
chủ đề về ngôi sao, có cả một ý nghĩa
mà Thánh Phêrô chỉ rõ khi người nói về đức
tin như "sao Mai xuất hiện trong lòng chúng ta" (2
Pr 1,19). Ngôi sao tượng trưng cho ánh sáng của Chúa, ân
sủng của Chúa, tác động của Chúa trong tâm trí
của mọi người, và dẫn dắt mọi
người hướng về Đức Kitô. Vâng, Thiên
Chúa nhìn ngắm với tình yêu những nhà chiêm tinh ngoại
giáo tiến về Đức Giêsu. Trong đời tôi,
cũng có một ơn hướng dẫn tôi khám phá ra
Đức Giêsu. Tôi có can đảm đi theo ơn đó
cho đến nơi mà ơn huệ hướng dẫn tôi
không? Xin hãy dẫn dắt con trong ánh sáng này một
bước, một bước, chỉ một bước
hướng tới Chúa!
Nên chúng tôi đến bái lạy
Người.
"Bái lạy". Động từ
này được Matthêu sử dụng ba lần trên trang
này chỉ thái độ sâu xa của các nhà chiêm tinh
ngoại giáo này. Họ đến để thờ
lạy. Còn tôi? Đôi khi tôi có bái lạy không? Trước
cái gì? Trước ai? Tôi gán cho một ý nghĩa gì về
việc bái lạy của tôi lúc dâng Thánh Thể trong thánh
lễ không? Nhiều bạn trẻ ngày nay, tìm lại
được cái cử chỉ bái lạy lớn lao,
ở đó có người nhận biết sự bé mọn
của mình, đã hoàn toàn phục dài trên mặt đất
trong lòng tôn thờ của tất cả vạn vật.
Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối
rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền
triệu tập tất cả các thượng tế và kinh
sư trong dân lại
Giữa câu truyện Hiển Linh, Matthêu
đưa ra hai thái độ mà cháng ta luôn luôn thấy
lại trong sách Tin Mừng cha ông: "Một đàng là
sự khước từ của các lãnh tụ chính trị
và tôn giáo Do Thái. Đáng lẽ họ phải là những
người đầu tiên nhận ra Đấng Mêsia
Thế mà, họ làm gì? họ sợ hãi, họ lo âu. Họ
không động tĩnh. Ngay từ đầu họ tìm
giết Đức Giêsu. Người ta tưởng đã
nghe thấy tiếng kêu buồn rầu to lớn
Đức Giêsu thốt ra về Giêrusalem: "Khốn thay!
Các kinh sư và các Pharisêu... Hỡi Giêrusalem! Giêrusalem!
Ngươi giết chết những người Ta sai
đến với ngươi, bao nhiêu lần ta đã
muốn tập hợp các con cái Ta! Và các ngươi đã
không muốn" (Mt 23,27-37).
Đàng khác, trái lại, sự
"đón tiếp" của những nhà chiêm tinh
ngoại giáo. Dù không được chuẩn bị bao nhiêu
để nhận biết Đấng Mêsia, chính họ
lại đi tìm kiếm Người, họ năng
động, và không chút lo âu, họ cảm thấy
"một nỗi vui mừng lớn lao Người ta
tưởng chừng nghe thấy câu kết luận của
sách Tin Mừng Matthêu: Các ông hãy đi và hãy làm cho tất
cả các dân nước trở thành môn đệ (Mt 28,19).
Thực ra, trang Tin Mừng này, trong những
thế kỷ đầu tiên, được dành để
cố giải thích cho các Kitô hữu gốc Do Thái (Matthêu
muốn nói trực tiếp cho chính họ) hiểu tại
sao Giáo Hội gồm có đa số là những Kitô hữu
gốc ngoại giáo khi mà Thiên Chúa lại gắn bó quá
mạnh mẽ với Do Thái. Mátthêu, chứng minh, nơi
Giêsu. một Đấng Cứu Độ được
mong đợi. Người đến vì tất cả
mọi người: và nước Do Thái mới gồm có
những người Do Thái hay ngoại giáo, bái lạy
trước Đức Giêsu. Điều đó
được tất cả những lại phát ngôn
"có tính chất phổ độ" loan báo
trước: Giêrusalem phải trở nên kinh đô của
tất cả các dân tộc. "Lạc đà từng
đàn che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha:
tất cả những người từ Saba kéo đến, đều mang theo vàng với trầm
hương, và loan truyền lời ca tụng Đức
Chúa" (Is 60,1-6). Người ta nhớ đến, bên Israel. nữ hoàng Saba, đến từ xa, bà đã lên Giêrusalem để
gặp gỡ Salômôn. Thánh Vịnh 71, được hát ngày
lễ Hiển Linh, lặp lại cùng một chủ
đề của phần mở đầu: "Các vua
xứ Tacsi và các hải đảo sẽ mang các tặng
phẩm đến". Và cũng chính Matthêu sẽ nói
lại trong sách Tin Mừng của ông rằng các dân tộc
"sẽ đến từ Phương Đông và
Phương Tây, an phần vào bữa tiệc với
Abraham" (Mt 8,11). Một lần nũa, người ta
thấy sách Tin Mừng này được cấu tạo
như thế nào. Vâng, các "nhà chiêm tinh" tượng
trưng cho tất cả những người ngoại giáo
(và những người không tin) ở mọi thời
đại Và trong những từ này, chúng ta không đưa
vào đó một ý nghĩa xấu nào cả. Trái lại!
trong số các bạn bè của chúng ta, có đông
người như thế, tất cả những
người này hoàn toàn chân thành trong các xác tín của họ,
họ có một cuộc sống ngay thẳng, có một ý
thức về công lý, và về việc phục vụ tha
nhân, họ có một đời sống gia đình
gương mẫu, và làm trọn một cách hoàn hảo
những nghĩa vụ nghề nghiệp của họ.
Dẫu vậy, họ không biết Đức Giêsu Kitô theo
nghĩa mạnh.
Lễ Hiển Linh là lễ của
tất cả những người không biết Đức
Giêsu, của tất cả những người có niềm
tin khác với chúng ta. Và Thiên Chúa yêu mến họ, soi sáng cho
họ, Thiên Chúa dùng ân điển vô hình để lôi kéo
họ đến với Người. Nhưng, chúng ta, chúng
ta phê phán họ như thế nào?
Và đây là điều ngôn sứ đã
viết: "Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền
đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành
nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi
vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra
đời".
Tại sao, hãy nói cho tôi hay, ngôi sao
lại không trực tiếp dẫn lối những nhà chiêm
tinh, nếu phải làm, đến Bêlem, gần Đức
Giêsu? Tại sao có đường vòng qua Giêrubalem, qua các
"kinh sư và thượng tế” Bởi vì Thiên Chúa trung
thành với những lời người hứa, và vì,
nếu ơn cứu độ được đưa
đến cho tất cả mọi người, thì ơn
đó đến qua trung gian những nhời Do Thái (Rm9,
10-11).
Rồi họ mở bảo tráp, lấy
vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng
tiến... Sau đó, họ được báo mộng là
đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên
đã đi lối khác mà về xứ mình.
Việc thờ phường là một
trong những chức năng chính yếu của Giáo
Hội: sự thờ phượng thật, chính là dâng
tiến lên Thiên Chúa kết quả lao động của con
người và của đất. Như vậy cuối
cùng tất cả mọi giá trị mà nhờ đó các
nền văn minh sinh tồn được. Cuộc
gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc
đời: một con đường mới mở ra...
Tin Mừng vui biết bao, lạy Chúa!
|