Hiển Linh
- Marcellino D'Ambrosio
(GB. Nguyễn Kim Ngân chuyển ngữ)
Lúc bấy
giờ, tất cả cũng đều khá khiêm tốn,
một xe lừa đến một thành phố bụi
bặm phía nam Giêrusalem. Tất cả các phòng khách sạn
đã được đặt trước. Sinh con trong
một chuồng ngựa và đặt nằm trong một
máng ăn gia súc thay vì một cái nôi ấm áp.
Trong cảnh nghèo
nàn ít ai biết đến này đột nhiên xuất
hiện một đoàn tùy tùng kỳ lạ từ một
nơi xa xôi. Những kẻ sang trọng trong lễ
phục tặng cho hài nhi mới sinh những món quà
đắt giá mà dường như không có ở những
nơi tầm thường này.
Biến cố này có ý nghĩa đến
mức nó được nhìn nhận như một ngày
lễ trong phụng vụ Rôma, được cử hành
một cách truyền thống vào ngày 6 tháng Giêng ngay sau ngày
thứ 12 từ lễ Giáng Sinh. Lễ trọng này
được gọi là Lễ Hiển Linh [Epiphany], có nghĩa
là “tỏ mình” hay "tỏ hiện".
Một em bé cất tiếng khóc chào
đời trong một gia đình nghèo khổ, xem ra không
hơn gì những đứa trẻ khác, nhưng "hóa
ra" Ngài thật sự là Vua muôn vua, Chúa các chúa. Món quà Ngài
nhận, được tiên báo trong sách Isaia 60,6 qua câu
chuyện : vàng tương xứng với một vị
vua, nhũ hương dành cho việc thờ phượng
Thiên Chúa và mộc dược – cay đắng nhưng quý
giá – dành cho vị anh hùng hi sinh mạng sống mình vì dân.
Có một vài điều quan trọng đáng
chú ý về những vị khách danh giá này. Họ là những
dân ngoại, không phải người Do Thái. Ngay từ lúc
khởi đầu cuộc sống nhân loại, rõ ràng Chúa
Giêsu không chỉ là Đấng Mêsia của người Do
Thái, Đấng đến để giải thoát dân Israel
khỏi ách ngoại bang. Không, Người còn là vua vũ
trụ, Đấng thống trị tất cả,
Đấng đã đến để phá hủy bức
tường hận thù chia cắt giữa người Do
Thái với dân ngoại, nước này với nước
kia.
Nếu bạn đã từng tự hỏi
“Công Giáo” có nghĩa là gì, thì đây là nghĩa của nó.
Được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
mang nghĩa “theo tất cả”, nó có nghĩa rằng Chúa Kitô
không đến để thiết lập một giáo phái
địa phương nào đó cho số ít người
được tuyển chọn, một lối “thờ
cúng” giữa nhiều lối khác nhau. Không, Ngài thành lập
Giáo Hội là “Công Giáo” hay phổ quát, lan rộng khắp
trần gian, đón nhận toàn thể nhân loại thành
một nước, một gia đình, dưới một
vị vua.
Vài điều nữa về những vị
khách nổi tiếng này. Không phải là người Do Thái,
họ là người ngoại giáo. Trên thực tế,
thuật ngữ “Magi” rõ ràng liên quan đến “ma thuật”.
Nó không có trong Kinh Thánh nơi mà bình thường họ tìm
kiếm sự thông thái (nếu không thì họ đã biết
đường thẳng tới Bêlem rồi). Nhưng, trong
phần thưởng dành cho sự hăng hái của
họ, dẫu cho có sai lạc trong việc tìm kiếm chân
lý, dù sao đi nữa Thiên Chúa đã dẫn họ
đến với Chúa Kitô bằng lòng thương xót bao la
của Ngài.
Kể từ thời Balaam, Thiên Chúa đã
tỏ cho chúng ta biết rằng dân ngoại có thể
được đến gần Ngài một cách huyền
nhiệm và được Ngài dùng, thậm chí qua những
truyền thống khôn ngoan bất toàn của chính họ.
Nếu bạn đến nhà nguyện Sistine và nghiên cứu
tác phẩm của Michelangelo bạn có thể thấy
bằng chứng về điều này. Hàng trên cùng của
một bức tường của nhà nguyện là những
bức tranh nổi tiếng về các ngôn sứ thời
Cựu Ước. Đối diện với những
bức tranh này không phải là hình các tông đồ thời
Tân Ước như người ta mong đợi. Nhưng
đúng hơn là, một dãy các bà đồng bà cốt,
những nữ ngôn sứ thời xưa, mà trong những
lời sấm của họ có nhiều lời ám chỉ
không rõ ràng được khám phá về một vua cứu
thế trong tương lai. Một trong các nữ ngôn sứ
của Michelangelo miệng há hốc vì kinh ngạc, mắt
nhìn chăm chăm vào bức họa Chúa Giêsu phục sinh
nằm phía sau nhà nguyện. Quả thật, những khao
khát sâu thẳm nhất của tất cả các dân tộc,
những yếu tố của chân lý được tìm
thấy trong tất cả các tôn giáo và triết lý của
họ đều được thực hiện trong Chúa
Kitô.
Có phải điều này có nghĩa là tất
cả các tôn giáo đều như nhau và chúng ta không nên áp
đặt ý tưởng của mình lên người khác
không? Không phải tất cả. Thánh Giustinô nói rằng có
“nhiều hạt giống Lời Chúa” nằm rải rác
ở khắp thế giới. Nhưng những hạt
giống đều được nhắm tới việc
nảy mầm, phát triển và sinh hoa kết quả. Nghe Tin
Mừng đầy đủ và dự phần vào tất
cả những phương tiện của ân sủng nói
chung thì cần thiết để làm cho điều đó
xảy ra. Tất cả mọi dân tộc đều có
quyền đến với sự tràn đầy Công Giáo
này. Và đó là bổn phận của chúng ta để chia
sẻ nó. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã đúng khi nói
rằng : “Những người khác có thể có khả
năng được cứu độ mà không cần
lắng nghe Tin Mừng, nhưng liệu chúng ta có thể
được cứu độ nếu chúng ta sao lãng
việc rao giảng Tin Mừng không?”
|