Nữ Vương Hoà Bình
(Trích trong ‘Niềm
Vui Chia Sẻ’)
Một bà mẹ có người con trai bỏ
mình trong chiến tranh. Bà không thể nào quên được
người con đó. Nỗi sầu thương cứ mãi
mãi vương vấn tâm hồn bà. Bà luôn cầu nguyện
để được gặp lại con, dù chỉ trong
năm phút.
Một hôm, Chúa sai thiên thần báo cho bà
chuẩn bị gặp lại con. Những giọt lệ
bỗng biến thành niềm vui, bà thúc giục thiên thần
cho bà gặp lại con ngay. Nhưng thiên thần bảo bà:
-
Bà hãy bình
tĩnh. Con bà đã là một người trưởng
thành. Con bà đã chết 30 năm nay, bà muốn gặp nó
vào tuổi nào: như một người lính chiến ngoài
mặt trận, hoặc như một đứa bé
chạy nhảy trên sân trường, hay như một em bé
nép mình trong lòng bà?
Không do dự, bà muốn được
gặp lại con như một đứa trẻ nhỏ
đến xin lỗi bà vì đã không ngoan, một
đứa bé yếu đuối, nước mắt
chảy ràn rụa chạy đến và ngả vào lòng bà.
Đó là hình ảnh mà bà không thể nào quên được
về đứa con của bà.
Anh chị em thân
mến,
Trong mùa Giáng Sinh, chúng
ta có dịp chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ. Chúng ta
không thể nhìn thấy Chúa Giêsu mà quên Đức Maria bên
cạnh Ngài. Chào đời như một hài nhi, có lẽ
Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng Ngài cần có
một người mẹ để được cưu
mang, được sinh ra, được lớn lên như
một con người. Có thể nói, mùa Giáng Sinh cũng là mùa
lễ Đức Mẹ. Đặc biệt ngày đầu
năm Dương lịch hôm nay, phụng vụ muốn
tôn kính Đức Maria với tước hiệu là Mẹ
Thiên Chúa. Và từ năm 1968 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
lại dành ngày 1 tháng Giêng nầy để cầu
nguyện cho hoà bình thế giới. Chủ đề
của ngày Hoà Bình Thế Giới năm nay cũng đề
cập đến vai trò của người phụ nữ,
người mẹ: “Phụ nữ, nhà giáo dục hoà bình”.
Nhìn vào hang đá, ai
lại không nói rằng Đức Maria là Mẹ của Chúa
Giêsu. Và sở dĩ chúng ta chú ý đến máng cỏ là vì
Hài Nhi Giêsu nằm đó là chính Thiên Chúa nhập thể làm
người, là con của Đức Maria. Trong mầu
nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Đức Maria đã
có một vai trò đặc biệt, vì Người
được chọn làm Mẹ Đức Giêsu Kitô, là
Thiên Chúa. Thiên Chúa hằng hữu, tự hữu, không ai sinh
ra Thiên Chúa. Nhưng nay, Thiên Chúa đã sinh ra làm người.
Đức Maria đã sinh ra Đức Giêsu là người
thật và là Thiên Chúa thật, nên Đức Maria cũng là
Mẹ của Thiên Chúa. Ở những thế Kỷ III-V, có
những lạc giáo phủ nhận tước hiệu
Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, khiến phụng vụ
nhấn mạnh hơn đến tước hiệu
nầy.
Chúng ta đừng
sợ tước hiệu nầy xúc phạm đến
Thiên Chúa cao cả. Ngài đã chấp nhận giáng trần
để trở nên hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ
tội lỗi. Ngài đã chấp nhân mọi luật lệ
sinh sống, đau khổ và tử nạn, thì sao ta lại
sợ nói phạm đến Ngài khi bảo Ngài là con của
một người mẹ? Ngài đã gọi chúng ta là anh em
và muốn là bạn hữu của mọi người, và
chúng ta lấy đó làm vinh dự, thì chúng ta càng không có lý khi
không muốn tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Suy nghĩ kỹ, chúng ta chỉ có thể thấy đây là
một vinh dự lớn lao cho một người trong loài
người chúng ta: Mẹ Maria. Chúng ta phải hân hoan chúc
tụng Mẹ là Đấng đầy ơn phúc: “Thánh
Maria, Đức Mẹ chúa Trời”.
Trong Tin Mừng hôm
nay, Mẹ Maria hiện ra như là một từ mẫu ghi
sâu tất cả những điều về Con và suy đi
nghĩ lại trong lòng. Quả thật, người mẹ
nào nào không tự hỏi về tương lai của con
mình? Bất cứ dấu hiệu nào cũng khiến
người mẹ suy nghĩ. Đức Maria không suy đi
nghĩ lại sao được khi thấy các mục
đồng đến thăm và kể chuyện về
việc các thiên thần hiện ra ban đêm báo tin cho
họ? Và Mẹ có thể nào không suy nghĩ về danh
“Giêsu” mà từ nay theo lệnh sứ thần, Mẹ sẽ
dùng để gọi con mình. Chính sứ thần đã
giải thích trong buổi truyền tin: “Bà sẽ gọi con
trẻ là Giêsu. Ngài sẽ nên cao trọng và được
gọi là Con Đấng Tối Cao. Chính Chúa là Thiên Chúa
sẽ ban cho Ngài ngai báu Đavít, Cha Ngài và Ngài sẽ cai
trị trong nhà Giacóp đến muôn đời”. Những
lời đó không đơn giản, dễ hiểu.
Nội dung chắc chắn vô cùng phong phú, Maria dĩ nhiên
phải suy đi nghĩ lại trong lòng.
Hôm nay, các mục
đồng lại kể thêm về các lời của thiên
sứ. Hài Nhi trong máng cỏ là Đấng Cứu Thế,
các thiên thần đã xướng ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên
trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa
thương”. Như vậy, Giêsu, Con của Đức
Maria thực hiện lời tiên tri hứa cùng nhà Đavít.
Ngài sẽ đem lại hoà bình cho Dân Chúa và vinh quang cho Thiên
Chúa. Đức Maria hôm nay gẫm suy những điều
ấy. Đấng Cứu Thế đem lại hoà bình, và
Vua Hoà Bình. Nhưng tại sao trên thế giới hiện nay
vẫn còn chiến tranh, tranh chấp, xung đột? Vì vậy,
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chúng ta hằng năm vào ngày
đầu năm Dương lịch nầy hãy suy nghĩ
và cầu nguyện cho hoà bình thế giới. “Phụ
nữ, nhà giáo dục hoà bình”, đó là chủ đề
được Đức Thánh Cha chọn cho ngày Hoà Bình
Thế Giới năm 1995. Với chủ đề
nầy, người ta muốn trước tiên công nhận
vai trò không thể thiếu mà người phụ nữ có
thể đóng góp cho hoà bình, như qua việc thường
xuyên giáo dục giới trẻ, hay qua sự chống
đối những hoàn cảnh bạo lực
thường xảy ra. Qua chủ đề nầy,
Đức Giáo Hoàng cũng ước ao vọng lên một
lời mời cấp bách, thôi thúc các chị em phụ
nữ này càng trở thành những người xây dựng
không mệt mỏi trong khuôn khổ gia đình mình cũng
như trong các tổ chức xã hội.
Thưa anh chị em,
Đất
nước chúng ta đã thoát khỏi những năm
chiến tranh. Nhưng chúng ta vẫn còn nhiệm vụ
phải suy nghĩ về hoà bình. Bởi vì hoà bình không
phải chỉ là chấm dứt chiến tranh. Hoà bình còn là
xây dựng bình đẳng, ấm no, thịnh vượng,
hạnh phúc nữa. Phần tích cực có thể nói còn
gồm nhiều mặt hơn phần tiêu cực. Vả
lại, hết chiến tranh cũng chưa phải là
đã hết những hậu quả của chiến tranh
là những thương tích, đổ vỡ vật
chất và tinh thần. Chúng ta phải cải tạo cái
cũ, xây dựng cái mới. Hoà bình hạnh phúc phải là
khí thở của mọi người trên thế giới.
Chúng ta đóng góp được gì? Hãy suy nghĩ về hoà
bình như Đức Maria hằng suy đi nghĩ lại
trong lòng. Người suy nghĩ về danh “Giêsu”, có nghĩa
là cứu thế. Danh đó phải được kêu
cầu trên con cái loài người, để phúc lộc
được đổ xuống trên các dân (X.Bđ.1) và
phước lộc phong phú cụ thể là chính Thánh
Thần mà Thiên Chúa muốn đổ xuống lòng mọi
người, để khi chúng ta gọi Chúa là Cha thì chúng ta
Thấy mình là anh em với nhau (X. Bđ.2), để
sống hoà thuận yêu thương nhau, sống vì hạnh
phúc của anh em mình. Yêu hoà nình thì phải xây dựng công
bằng, bác ái, phải kiến tạo bình đẳng,
ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc. Hoà bình đòi
phải phấn đấu và đấu tranh, để
tiêu diệt cái xấu và phát triển cái tốt. Rất
nhiều công tác cụ thể đang ở tầm tay
mỗi người chúng ta. Hết thảy chúng ta hãy tích
cực, để không chỉ nói hoà bình nhưng muốn xây
dựng hoà bình. Trong này Thế Giới Hoà Bình hôm nay và là ngày
lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta xin Đức
Maria là Nữ Vương Hoà Bình ban cho chúng ta, cho các gia
đình, cho cộng đoàn giáo xứ, nền hoà bình của
Chúa Kitô – Hoà bình mà Đấng Cứu Thế, Con của Mẹ
Maria đã đem xuống trần gian cho loài người
trong đêm Giáng Sinh, để chúng ta biết sống hoà
thuận yêu thương nhau, đoàn kết xây dựng hoà
bình trên quê hương đất nước và trên toàn
thế giới.
|