Thiên Chúa làm gì cho chúng ta?
Trong Thánh Lễ sáng Chúa Nhật, vị linh
mục bước lên tòa giảng và đọc một
đoạn trong sách Cựu Ước. Cuốn sách này
đã cũ kỹ, nhưng được cha dùng keo
để gián lại. Vì vô tình khi dùng keo để dán, cha
đã để lại một chút keo ở trang đàng sau,
và như thế khi cha lật từ trang cha đang
đọc sang trang sau, nó dính vô trang kế tiếp đó,
bởi thế nên cha đã đọc đoạn sách thánh
đó như sau: “Vậy khi loài người bắt
đầu thêm đông trên mặt đất, và sinh ra
những con gái, thì các con trai Thiên Chúa thấy con gái loài
người xinh đẹp; những cô họ ưng ý thì
họ lấy làm vợ... (chỗ này nhà
giảng thuyết lật trang sau để đọc
tiếp thì) chiều dài một trăm năm mươi
thước, chiều rộng hai mươi lăm
thước, chiều cao mười lăm thước...”
(Gn 6:1-2,15). Sau một phút bối rối,
nhà vị linh mục nói: “Tôi xin cáo lỗi cùng Quí Vị. Tuy
nhiên, theo một khía cạnh, tôi thấy rằng
đoạn Thánh Kinh trên diễn tả vẻ tuyệt
diệu về con người chúng ta đã được
Chúa tạo dựng.”
Mỗi
một người là một món quà đặc biệt
của Thiên Chúa toàn năng và tình yêu vô hạn. Ngài không chỉ ban
cho chúng ta món quà sự sống nhưng còn ban tặng chúng ta
sự toàn năng và tình yêu vô hạn của Ngài để
giúp chúng ta có một cuộc sống sung mãn. Đó
là điểm mà đạo Công Giáo của chúng ta bắt
nguồn. Căn bản của đạo chúng ta không
phải là điều chúng ta có thể làm cho Chúa, nhưng là
Thiên Chúa làm gì cho chúng ta.
Đó
là tất cả ý nghĩa của Kitô giáo. Đó là Tin Mừng
của đức tin chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa
Giêsu đã sinh ra tại hang Bêlem. Đó là lý do tại sao Chúa
Giêsu đã được nuôi dưỡng trong gia đình
thợ mộc nghèo khổ. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu
đi từ làng này sang làng khác rao giảng về sự siêu
việt của Nước Chúa, chữa lành, và bài trừ
những người giả hình của phái Pharisiêu. Đó
là lý do tại sao Chúa Giêsu đã kiên nhẫn chịu
đựng những khổ hình và chịu đóng đinh
vào thánh giá. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã ra khỏi
mồ và phán: “Bình an cho các con.” Đó là lý
do tại sao Chúa Giêsu đã thổi Thánh Thần vào thế
giới qua các môn đệ đầu tiên của Ngài. Chúa Giêsu đã sống, đã chết, và đã
sống lại để làm tất cả mọi sự
đổi mới bằng ngọn lửa thanh tẩy
của tình yêu Thiên Chúa. Sứ mệnh của Chúa Giêsu
là chỉ cho chúng ta con đường biết hàng phục
một cách vô điều kiện với sự mầu
nhiệm của tình yêu Thiên Chúa.
Đối
với tình yêu bao la của Chúa, chúng ta chỉ có thể
đón nhận, chứ không phải là kiếm
được. Đó là món quà của Chúa ban cho
một cách nhưng không mà không bao giờ chấm dứt;
trước sau như một, bền bỉ, mãi mãi. Chúng ta không thể nào dứt bỏ
được. Chúng ta không thể nào làm
cho Chúa ngừng yêu thương chúng ta. Chúng
ta không thể nào làm cho tình yêu ấy nhạt đi, biến
mất, hoặc bắt buộc nó phải đi chỗ
khác. Tình yêu ấy không câu nệ gì
đến việc chúng ta là ai, đang ở đâu, và là cái
gì. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, cho dù
chúng ta có là cái gì đi chăng nữa. Câu
hỏi được đặt ra là “Ngay trong giây phút này,
các bạn có trong sạch như Thánh Gioan Tông Đồ
hoặc Maria Mađalêna không? Các bạn có sẵn sàng
để đón nhận món quà của lòng từ bi vô biên
của Chúa ở tận thâm tâm của các bạn chưa?
Các bạn có sẵn sàng để chấp nhận sự
thật đó như là một điều khẩn thiết
cho cuộc lữ hành tiến tới sự sung mãn chưa?”
Không có một
tội nào ngăn cản Thiên Chúa không ban cho các bạn
bất cứ điều gì, cả những điều các
bạn không tưởng tượng nổi. Không
có một phản nghịch nào có thể làm cho Thiên Chúa
thất vọng với các bạn. Không
có một buồn phiền nào có thể ngăn cản Thiên
Chúa không tiếp tục dẫn dắt các bạn. Ngài tiếp tục, trước sau như một,
để đi vào cuộc sống của bạn bằng
cả ngàn cách thức. Ngài kiên cố và bền
vững trong cách thế đó, từ tình yêu vô bờ cho các
bạn và lòng ao ước mạnh mẽ để đem
các bạn tới chỗ sung mãn.
Bài Phúc Âm hôm nay
bắt đầu cuộc truyền tin mà thiên thần loan
báo cho Mẹ rằng Mẹ sẽ sinh ra Đấng Cứu
Thế. “Này tôi là nữ tỳ của Chúa,” Mẹ đáp,
“Xin hãy thành sự nơi tôi theo như
lời ngài truyền.” Chúng ta sẽ không có Lễ Giáng Sinh
nếu Mẹ không mở rộng bàn tay
để đón nhận món quà từ tình yêu vô bờ
của Thiên Chúa. Sự ưng thuận của
Mẹ là trung tâm điểm của Mầu Nhiệm
Nhập Thể. Sau khi thiên thần từ giã, Mẹ
liền vội vã đi thăm bà dì Elisabét. Như là
muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự
nhậm lời của Mẹ, bà dì Elisabét đã chào Mẹ
rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực
hiện những gì Người đã nói với em” (Lk 1:45).
Trong Sách ngôn sứ
Isaiah, Thiên Chúa phán: “Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi
trong lòng bàn tay Ta” (Is 49:16). Đó
là hình ảnh tuyệt đẹp diễn tả thật
đúng cách thức Thiên Chúa đối với chúng ta.
Ngài nhìn chúng ta trên bàn tay của Ngài đã
dùng để tạo dựng và ghi khắc. Chúng
ta là một phần không thể tẩy xóa được
trong sự sống của Thiên Chúa bởi vì chúng ta
được dựng nên bằng hình ảnh của Ngài.
Thánh Kinh cho chúng ta biết Thiên Chúa gần chúng
ta như thế đó. Ngài không ghi khắc chúng ta
ở trong bàn tay Ngài như là một
phần thưởng. Chúng ta không giành
được cái chỗ vinh dự như thế ở
trong sự sống của Thiên Chúa. Thêm
nữa, chúng ta không thể nào thay đổi
được. Chúng ta có thể xa cách Ngài nhưng
đối với Ngài thì luôn luôn trao ban cho chúng ta tất
cả để chúng ta có thể đạt
được sự sống sung mãn trong tình yêu Ngài.
Thiên Chúa
mong muốn chúng ta cảm nghiệm được tình yêu
vô biên của Ngài trong lúc này. Sự hưởng
nếm ngọt ngào nhất về tình yêu của Thiên Chúa
đến với chúng ta bằng yêu và được yêu.
“Hãy yêu thương nhau như Thầy đã
yêu các con,” Chúa Giêsu đã ra lệnh như thế.
|