Hạnh phúc khi có Thiên Chúa ở
cùng
(Suy niệm của
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Lộ
trình phụng vụ mùa Vọng đã mời gọi chúng ta
chuẩn bị tâm hồn để sẵn sàng tiếp
đón, đồng thời tỉnh thức để
nhận ra và chiêm ngưỡng biến cố Chúa Cứu
Thế bước vào trần gian. Nên thời gian
trước lễ Giáng sinh mang tính đặc thù của nó
là chờ đợi với niềm vui, mong muốn gặp
gỡ Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên chúa làm người sống giữa
chúng ta. Chúng ta thấy ông Dacaria và bà Êlisabét, đặc
biệt là Mẹ Maria và thánh Giuse, là những người
đầu tiên đã cảm thấy vui mừng khi
đối với mầu nhiệm Giáng sinh. Toàn bộ
lời hứa trong Cựu Ước được
thực hiện với biến cố Con Thiên Chúa, Vị
Cứu Tinh giáng trần. Như thế bên cạnh sự
chờ mong của các nhân vật trong Thánh Kinh cũng có
sự chờ mong của chúng ta nữa...
Isaia
loan báo: "Này đây, Chúa toàn năng đến:
Người sẽ được gọi là Emmanuel, Thiên
Chúa ở cùng chúng tôi". Đó là các lời chúng ta
thường lặp lại trong các ngày này, đặc
biệt Chúa nhật thứ IV và cũng là Chúa nhật
cuối cùng của Mùa Vọng hôm nay.
Toàn
bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ: "Này
đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một
con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel,
nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14; Mt 1,23).
Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên
Chúa hứa "sẽ cho các ngươi một dấu: này
đây một trinh nữ sẽ thụ thai..." ((Is 7,14),
thì lời hứa ấy được thực hiện
trong Bài Tin Mừng: Tất cả sự kiện này đã
được thực hiện để làm trọn
lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này
đây một trinh nữ sẽ mang thai ..." Mt 1,23). Câu
này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và
cả phần Ca hiệp lễ nữa.
Chân
trời ơn cứu độ phổ quát hôm nay nhằm
vào đối tượng cụ thể trong lịch
sử và thời gian là: Gia Đình Thánh Gia Nazarét, trong đó
Đức Maria là đối tượng của lời
ngôn sứ, thánh Giuse, người công chính được
sứ thần hiện đến trong giấc mơ, và
Đức Giêsu Đấng phải đến đã
nhận được hai tên: Giêsu, nghĩa là "Thiên Chúa
cứu độ"; và "Em-ma-nu-el", theo Thánh Kinh
nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Bước
vào Chúa nhật thứ IV Mùa Vọng, người ta có
cảm thấy bầu khí nhẹ nhàng và thân thiện
của Giáng sinh; máng cỏ được trưng ra
với bò, lừa, tất cả sẽ được trang
trí ở đó, đưa chúng ta đến gần với
máng cỏ đã dọn sẵn.
Bằng
cách giới thiệu bản văn Tân Ước, Isaia (7,14)
chứng tỏ lời hứa đã được thực
hiện, hoàn tất lời Thiên Chúa phán qua miệng các tiên
tri: 'Này đây Trinh Nữ sẽ thụ thai' (Mt 1,22-23). Vì
niềm tin của dân Israel mà lời Thiên Chúa hứa
được thi hành. Đó là ý nghĩa đích thực
của sự mong chờ trong Mùa Vọng. Thiên Chúa không
từ trời xuống, như một giải pháp kỳ bí
cho sự tuyệt vọng của con người, Ngài
đến để lấp đầy khát vọng từ
con tim của Abraham, Isaac, Giacob, và của toàn dân Israel, vì
ước muốn này "tin vui mà Thiên Chúa đã hứa qua
các ngôn sứ trong Thánh Kinh" (Rm 1,2). Cần phải
đón nhận Thiên Chúa đến trong "Thần Khí",
nghĩa là như một hồn ân nhưng không của Thiên
Chúa ban cho con người, chứ không phải "theo xác
thịt" (Rm 1,3-4).
Kết
quả là những lời hứa cứu độ phổ
quát dành cho dân Do thái do miệng các ngôn sứ loan báo nay hoàn
tất trong biết cố Giáng sinh. Không có gì là chiến
thắng hết: còn qui chiếu nào đơn giản
hơn là một người nam và một thiếu nữ
đang sẵn sàng sinh em bé không? Nhưng con trẻ là
đối tượng của lời hứa: Thiên Chúa
cứu độ nay đến ở cùng chúng ta.
"Emmanuel"
nghĩa là, "Thiên Chúa ở cùng chúng ta." Vâng,
Người là Thiên Chúa ở trên chúng ta, nhưng hôm nay
Người đến ở cùng chúng ta! Người là
Thiên Chúa ở với chúng ta trong nhân tính và trong ân sủng
của Người, Người ở với chúng ta trong
sự yếu hèn của chúng ta và tốt lành của
Người, Ngài ở với chúng ta trong đau khổ
của chúng ta với tình thương của Người
để đưa chúng ta vào trong tình yêu dịu dàng và
từ bi của Người đối với chúng ta.
Thiên
Chúa ở với chúng ta! Tác giả thư Do thái viết: Anh
em là con cái Adam đã không thể lên trời ở với
Thiên Chúa "Mệnh lệnh đó không ở trên trời,
khiến anh (em) phải nói: "Ai sẽ lên trời lấy
xuống cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi
đem ra thực hành?" (x. Dt 30,12) Thiên Chúa từ trời
xuống là "Emmanuel", Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Người đến nhà chúng ta, chúng ta đến với
Chúa để được ở với Người !
"Phàm nhân hỡi, cho đến bao giờ lòng vẫn còn
chai đá ưa thích chuyện hư không, chạy theo
điều giả dối? "(Tv 4:3) Ở đây có
sự thật: "Sao lại yêu mến sự hư vô?
" Và đây lời chân thật và bền vững:
"Tại sao tìm kiếm sự dối trá?"
Đây
là Thiên Chúa ở với chúng ta. Nhỏ bé như ta, yếu
đuối như ta, trần truồng như ta, nghèo khó
như ta, trong mọi sự, Người đã trở nên
giống tôi, mặc lấy tôi và hiến mình cho tôi. Tôi
nằm chết, không có tiếng nói, không có ý nghĩa,
thậm trí ánh sáng cũng không còn trong mắt tôi. Hôm nay Thiên
Chúa đã hạ mình xuống làm người như ta
vậy. Ôi ! còn sung sướng và hạnh phúc nào hơn
nữa. Thiên Chúa đến cứu thoát chúng ta khỏi
tội lỗi và cái chết, sau khi Adam và Eva phạm
tội, Người đã tái ôm hôn chúng ta và mở toang
cửa dẫn chúng ta tới sự sống đời
đời.
Thánh
Ireneo giải thích rằng "Chính Con Thiên Chúa đã
xuống trong một xác phàm giống xác phàm của tội
lỗi" (Rm 8,3) để lên án tội lỗi và sau khi
đã lên án nó, Ngài hoàn toàn loại trừ nó khỏi loài
người. Ngài kêu gọi con người giống chính
mình, Ngài làm cho nó bắt chước Thiên Chúa, và dẫn nó
đi trên con đường Thiên Chúa Cha đã chỉ,
để nó có thể trông thấy Thiên Chúa và ban tặng
chính Thiên Chúa Cha cho nó" III, 20,2-3). Ireneo khẳng
định rằng: với Chúa Giêsu Hài Nhi, Thiên Chúa mời
gọi chúng ta trở nên giống Người. Chúng ta
thấy Thiên Chúa như Người là. Và như thế Người
nhắc nhở cho chúng ta biết chúng ta phải giống
Thiên Chúa, và phải bắt chước Người. Thiên
Chúa đã tự hiến cho chúng ta, trong tay chúng ta.
Thánh
Ireneo còn khẳng định như sau: "Ngôi Lời
của Thiên Chúa đến ở giữa loài người và
làm Con của loài người, để tập cho con
người nhận biết Thiên Chúa và làm cho Thiên Chúa quen
sống trong con người theo ý Thiên Chúa Cha. Vì thế,
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như "dấu chỉ"
ơn cứu rỗi của chúng ta, Đấng
được sinh ra từ Đức Trinh Nữ, là
Emmanuel". Xin Đức Trinh Nữ Maria và thánh Giuse giúp
chúng ta sống Mầu Nhiệm Giáng Sinh với lòng biết
ơn được canh tân. Amen.
|