Vui lây
Người đàn
ông đã sáng chế ra lại "Cái Ôm Hôn Thánh
Thiện" ở thời đại chúng ta là ông Leo
Busaglia. Ông đã viết một bài trong cuốn báo
"Women's Day" với tựa đề là "Cuộc
Giáng Sinh theo Matthêu Mập." Buscaglia lúc đó mới
tốt nghiệp đại học là một thầy giáo và
được bổ nhiệm để tổ chức
một hoạt cảnh Giáng Sinh. Các vai trong hoạt cảnh
đã được các em trong lớp sắp đặt.
Riêng vai Thánh Giuse thì do em "Matthêu Mập" phụ trách.
Các học sinh đều cho rằng Matthêu Mập đóng
vai Thánh Giuse là đúng nhất, tuy nhiên Buscaglia thì
lưỡng lự bởi vì em là một học sinh cao nhất
trong lớp và đồng thời cũng là một
đứa trẻ hiếu động nhất. Sau những
tuần tập dợt, ngày trình diễn đã đến.
Sau khi bài thánh ca hát đến câu cuối, "Chúa Kitô,
Đấng Cứu Tinh đã sinh ra... Chúa Kitô Đấng
Cứu Tinh đã giáng trần," thì tấm màn sân khấu
mở ra. Trên sân khấu, Đức Mẹ và Thánh Giuse
đang nằm ngủ trên những bao bột, và xung quanh là
các con vật đang kêu ra những tiếng của chúng.
Cynthia đã quên vai của cô là con chiên, và cô đã rống
"mu mu", tiếng của con bò. Còn Paul thì chỉ quay
xuống nhìn khán giả và chạy vô trong. Sau đó, thiên
thần thứ nhất xuất hiện. Trên tay của thiên
thần là Chúa Hài Đồng. Một cách cẩn thận,
thiên thần đặt em bé trên đống rơm ở
phía chân của Đức Mẹ và đọc bài Phúc Âm Giáng
Sinh của Chúa Giêsu theo Thánh Luca. Sau đó, Matthêu Mập,
trong vai Thánh Giuse, thức dậy, ngáp, và giựt mình khi nhìn
xuống phía chân của Đức Mẹ. "Cho đến
ngày hôm nay", Tiến Sĩ Buscaglia viết, "tôi
vẫn không thể tưởng nổi điều gì đã
ám ảnh nó. Matthêu Mập đánh thức Đức Mẹ
và hét lên, "Maria, Maria, thức dậy và nhìn xem em bé bà
đã có trong đêm qua!"
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh Gioan Tẩy
Giả đã khuyến khích đám đông đang vây quanh ông
hãy mở mắt và tâm hồn mình ra mà nhìn vào Chúa Giêsu,
Đấng đến sau ông, nhưng có trước ông, và
ông không đáng cởi dây giày cho Ngài.
Chúa Giêsu là Người độc
nhất trong lịch sử của loài người. Sự
giáng trần của Ngài là một sự kiện độc
nhất, mà Ngài đã hiện hữu từ muôn đời
và bây giờ đến trong thế gian với thân phận
con người. Ngài độc nhất trong lời
giảng dạy và việc làm. Ngài độc nhất trong
sự hiền lành và quyền năng. Ngài độc
nhất trong cái chết và sự phục sinh. Ngài độc
nhất vô tội. Điều mà Thánh Gioan Tẩy Giả
tuyên bố cũng giống như lời thiên thần báo
tin Giáng Sinh của Chúa Giêsu cho các mục
đồng"...này tôi báo cho anh em một Tin Mừng
trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay,
Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua
Đa vít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa"
(Lc 2:10-11).
Dân Chúa là đoàn dân của sự vui
mừng, bởi vì trong và qua Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa ban chính
Ngài cho chúng ta cho dù trong cảnh tối tăm nhất
của cuộc đời chúng ta. Toàn bộ Tân Ước là
những cuốn sách vui mừng từ đầu cho
tới cuối. Sự vui mừng này được
diễn tả một cách đặc biệt trong thư
của Thánh Phaolô. Ngài đã phải trải qua bao nhiêu
đánh đập, sỉ nhục, gian nan, tù tội. Hơn
nữa, ngài còn phải đương đầu với
biết bao nhiêu vấn đề trong xã hội cùng với
biết bao nhiêu người khác: cả triệu
người trong cảnh nô lệ; cả triệu
người đói khổ, và hàng ngàn người chết
oanh liệt chỉ vì họ là Kitô hữu. Và trong những
lúc như thế, Thánh Phaolô đã không ngừng khuyến
khích các cộng đoàn: "Anh em hãy vui mừng luôn trong
niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!...
Bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi
hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được
kết hợp với Đức Kitô Giêsu" (Phil 4:4-7).
Thánh Tông Đồ Phaolô đã biết
rằng cuộc sống vui mừng có động lực
thu hút sự sống vào chính nó. Điều đó có nghĩa
là sự chan chứa niềm vui thì tự đặt mình vào
chỗ đón nhận thêm sự sống, niềm vui, và hy
vọng. Ngược lại, người chối bỏ
cuộc sống là người luôn than thở và thất
vọng. Họ hướng về sự tiêu cực, tối
tăm, bệnh tật, và sự chết. Chúng ta nhìn
thấy rõ sự đó. Đó là một định luật
của cuộc sống. Đó là một phần mà Chúa Giêsu
đã có ý nói tới khi Ngài phán: "Ai đã có thì
được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không
có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất"
(Mt 13:12). Đó là cách xoay tròn của cuộc
sống. Khi mà tâm hồn của bạn tràn ngập niềm
vui, thì bạn sẽ lãnh nhận nhiều hơn nữa;
ngược lại, khi tâm hồn bạn không có chút
niềm vui nào, thì bạn sẽ mất tất cả. Thánh
Phaolô cũng biết rằng cuộc sống vui tươi
thì có chiều hướng lan truyền cho người khác.
Bạn hãy nghĩ đến một
người nào đó mà đã gây ảnh hưởng
lớn lao trong cuộc sống của bạn. Người
đó không phải là người sống tiêu cực
hoặc thất vọng, nhưng là một người
biết vui sống. Chúng ta nhìn thấy một điều
gì đó ở trong họ mà chúng ta cũng muốn ôm ấp.
Trong công cuộc truyền giáo của chúng ta, đó là cách
thức mà chúng ta có thể kéo người khác đến
với Chúa Kitô.
Các Kitô hữu thời sơ khai đã có
thể lôi kéo thế giới tin theo Chúa Kitô là bởi vì
họ đã biết lan tràn sự vui mừng của họ
ra cho thế giới. Đánh mất niềm vui đó là
dấu hiệu chúng ta đã đánh mất Thiên Chúa. Và
thế giới không còn trông mong điều gì ở chúng ta.
Thiên Chúa ban cho dân Ngài sự vui mừng,
và qua đó, Ngài ban sự vui mừng cho thế giới!
|