LỄ TUYÊN PHONG
CHÂN PHƯỚC 17 VỊ THÁNH TỬ ĐẠO
TẠI ĐẤT
NƯỚC LÀO
VIENCHAN, Lào - ngày
11-12-2016, Chúa nhật
thứ ba Mùa Vọng cũng là chúa
nhật của niềm vui, hàng ngàn giáo
dân khắp đất nước Lào đã tề
tựu về đây để tham dự đại
lễ “ngàn năm có một”.
Nhìn vào quảng trường chật hẹp của nhà thờ chính
tòa Viengchan không đủ để chứa số lượng người về dâng thánh lễ
Phong Chân Phước tử đạo.
Thánh lễ phong Chân Phước đã được Đức Hồng Y
Orlando Quevedo, Người
Phi Luật Tân, Đặc Sứ của Tòa Thánh
chủ sự. Hai Đức giám mục phụ phong là Đức Giám Mục Jean Khamsé Vithavong, O.M.I. và Đức Giám Mục Jean-Marie -Vianney Prida INTHIRATH. Tham dự thánh
lễ gồm có sự hiện
diện 4 Hồng Y,
14 giám mục, 123 linh mục 4 ngàn giáo dân,
riêng Việt nam gồm có
Đức Hồng Y
Nguyễn Văn Nhơn, tổng giám mục
Hà Nội, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, tổng giám mục Sài gòn, Phanxicô
Xaviê Lê Văn Hồng, tổng giáo Phận Huế, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng 23 linh
mục giáo phận Thanh Hóa, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái hợp, cùng 15 linh mục
giáo phận Vinh. Sự hiện diện của Giáo Hội Thái Lan gồm
có Đức Hồng Y Francis Xavier kriengsak
kovitvanit, Sứ Thần tòa Thánh tại Bangkok, các Giám Mục
Linh Mục và giáo dân,
giám mục và các linh
mục Campuchia, Tham dự thánh
lễ cũng có các linh
mục của Hội Thừa sai Paris, các linh mục của Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI). Đặc biêt nhất là các
thân nhân, gia đình con cháu của các vị thừa
sai từ các quốc gia họ về
đây với niềm phấn khởi và tự
hào là được
mang giòng máu nóng của
các vị Thánh Tử Đạo. Trong cung thánh được cắm 21
là cờ biểu tượng cho sự hiện diện
của 21 quốc gia trên thế
giới.
Quảng trường
Toà Giám Mục Vienchan không đủ chỗ cho người
tham dự nên một số
đông phải đứng ngoài đường phố nhìn qua màn ảnh
rộng, trong nhà thờ chính
tòa Vienchan chỉ đủ chỗ cho đoàn
đồng tế, các cha, các thầy
và các Soeur
mà thôi.
Khai lễ Đức
Hồng Y Orlando
Quevedo đã đọc
điệp văn của Đức Giáo Hoàng Francis bằng
tiếng Anh:
Dear Brother Bishops of
Lao, dear Brother Bishops,
Priests, memberts of Religious Orders, dear Son and Daughters of the Catholic Church in Lao, and dear Friends! Pope Francis has appointed me as his representative to bring his official answer to your
legitimate request. Here is the Apostolic Letter that he entrusted to me,
asking me to read it to you:
We are welcoming the desire of Our
venerable brethren, the bishops of Lao, on many other Brother in the Episcopate
and of many of the faithful.
We have had the review of
Congregation of the Causes of the Saints.
With Our Apostolic Authority we now
grant that the Venerable Servant of God Joseph Ten, diocesan prist, witness of
the faith – a pastor according to the heat of Christ and an exceptional witness
to his kingdom of justice and peace, who did not hesitate to give up his life
for his people from now on be called Blessed.
We also grant the same title to his
companions, namely the lay faithful Paul Tho Shiong, Joseph Outhay Phongphumi,
Thomas Khampheuane Inthirath, Luc Sy Manokoune and Maisam Pho Inpeng, as well
eleven priests of the Paris Foreign Mission Society and of the Missionary
Oblates of Mary Immaculate, all of whom are witnesses of the faith.
We grant that their feast be
celebrated in the places and according to the rules established by law, every
year on the 16th of December.
In the nam of the Father and Son and
of the Holy Spirit. Amen
Don in Rome, on.......(Sined:)
“Francis”.
Mọi người đều
vỗ tay và tiếng nhạc đã vang lên...
.jpg)
Sau đó người
đại diện đọc tóm tắt tiểu sử các
thanh tử đạo, mặc dầu hơi dài nhưng
mọi người im lặng lắng nghe.
Thánh lễ được tiếp
tục cử hành sốt sắng bằng hai thứ
tiếng: tiếng Anh và tiếng Lào, kinh lạy cha thêm
phần tiếng Việt và bài ca hiệp lễ “Đây bài
ca ngàn trùng”. Ca đoàn Việt Nam hát rất cảm
động.
Người ta cũng thấy có các
đại diện của cơ quan chính quyền Lào tham
dự buổi lễ. Sau bài cảm ơn Đức Giám Mục Jean- Marie -Vianney Prida, một
vị đại diện Chính quyền cao cấp của
Lào lên chia sẻ niềm vui của Giáo Hội Lào, Ông nói ở đâu có người
Công Giáo ở đó ít tệ nạn, đâu có Giáo hội
Công Giáo ở đó có sự phát triển, đâu Giáo hội
Công Giáo ở đó có yêu thương và đâu Giáo hội
Công Giáo ở đó có có sự Bình An....
(Tất cả mọi người đều
vỗ tay.)
Trong những năm gần đây, chính
quyền Lào tỏ ra thái độ cởi mở
đối với tôn giáo nên Đức Tổng Giám Mục
Paul Tschang In-Nam, Sứ Thần Tòa Thánh tại Bangkok, Myanmar
và Lào đã cám ơn chính quyền Lào và hy vọng trong
tương lai gần chính quyền Lào sẽ thiết
lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. dân
số Công Giáo Lào vào khoảng 60,000 người, chiếm 1%
dân số, được chia làm 4 Giáo Phận Tông Tòa.
DANH SÁCH CÁC VỊ CHÂN
PHƯỚC TỬ ĐẠO LÀO
1.
Cha Giuse Thạo Tiến (1918-1954) người Lào vị tử đạo tiên khởi
2.
Cha Jean-Baptiste Malo (1899-1954), người Pháp.
3.
Cha René Dubroux (1914-1959),
4.
Cha Noel Tenaud (1904-1961),
5.
Cha Marcel Denis (1919-1961)
6.
Cha Lucien Galan (1921-1968).
7.
Cha Louis Leroy (1923-1961),
8.
Cha Michel Coquelet (1931-1961),
9.
Cha Vincent L'Hénoret (1921-1961),
10.
Cha Jean Wauthier (1926-1967)
11.
Cha Joseph Boissel (1909-1969).
12.
Cha Mario Borzaga (1932-1960) người Ý
13.
Paolo
Thoj Xyooj (1941-1960) người Lào,
14.
Joseph Outhay(1933-1961) người Thái
15.
Luca Sy (1938-1970) người Lào.
16.
Thomas Khampheuane (1952-1968) người Lào
17.
Maisam
Pho Inpèng (1934-1970). người Lào.
Thật là một vui mừng lớn lao cho
Giáo hội Lào và vinh hạnh cho Giáo Hội toàn cầu, linh
mục Joseph Thao Tien các linh mục và giáo dân được
giáo hội công khai vinh thăng là những vị đã
đổ máu đào vì Đức Tin, tất nhiên là còn
nhiều điều chưa thể nói ra được
trong hoàn cảnh hiện tại, phải chờ đến
khi đến khi lịch sử đất nước sang
trang. Nhưng tất cả là hồng ân Thiên Chúa, nhiều
giọt mồ hôi, nước mắt và máu đào đã
đổ xuống trên cánh đồng truyền giáo này, còn nhiều
người đã hy sinh mạng sống trong thầm
lặng, bị sát hại, bị hành hình, hay chết vì
kiệt sức, họ đã chết âm thầm lặng
lẽ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong số này còn có
nhiều vị chưa được nhắc đến. với
công tác Legio khi đến thăm các buôn làng, nghe những
người già làng kể lại những mẫu chuyện,
hoặc nhắc đến một thời mà họ
phải sống trong rừng thiêng nước độc. tất
cả họ đã phải trả giá bằng mạng
sống vì dấn thân phục vụ Tin Mừng, nhiều
chủ chăn quyết định ở lại với
đoàn chiên của mình, bất chấp những hiểm
nguy như cha Víncente Ngô Đức Hiền. (25-04-1036) tên Lào
ngài Sulớm. Ông cụ ngài là Ngô Văn Vịnh vì khó khăn
đã rời nước Lào năm 1960, về định
tại xứ Vinh Hương giáo phân Ban mê thuột. Cha Víncente
Ngô Đức Hiền có một vài lần về thăm ông
bà cụ tại giáo xứ Vinh Hương. người thân
nhân khuyên ngài ở lại Việt Nam, nhưng ngài một
mực phải trở lại Lào. Sau biến cố 1975 thì
bị bắt tại Paksé chỉnh phủ đòi trục
xuất ra khỏi Lào, măc dù xa cha mẹ, xa anh em nhưng
ngài vẫn kiên định sứ mạng của mình trên
đất nước Lào cho đến giây phút cuối
cùng, sau những năm tháng tù, ngài khỏi ngục với
cơn bệnh nặng, ngài không còn đi lại
được như trước nữa và chịu
bệnh cho đến chết, ngài qua đời ngày
05-06-2000 được an táng tại nghĩa trang Tòa Giám
Mục Paksé, Ngài có một người chị ruột là Agnes
Ngô Thị Phương thuộc nữ tu ở hội dòng Jeanne Antide Thouret, qua
đời năm 2014, là một nữ tu rất giỏi về ngoại
ngữ, đọc rất nhiều sách, triết học,
thần học, tu đức... sau biến cố 1975 giáo
hội Lào bị cắt đứt mọi bang giao quốc
tế. Không có chủng viện, không có giáo sư, Soeur thành
một thầy dạy cho các ơn gọi muốn làm linh
mục, đó là những chấm phẩy trong giòng lịch
sử.
.jpg)
Hôm nay Giáo hội Lào muốn đặt niềm tin
của mình một nền tảng vững chắc cho
sự tăng trưởng Đức Tin của mình, đó
là các Thánh Tử Đạo. Vì vậy chúng ta hãy cầu xin
các thánh tử đạo Lào,
bầu cử cho đất nước họ luôn
được Bình An Thịnh Vượng. Hạt
giống đang âm thầm nẩy mầm và mong có một
gặt hái phong nhiêu, “Ai gieo trong nước mắt - sẽ
về giữa tiếng cười.”
Xin
các Thánh Tử Đạo Lào, Cầu cho chúng con, vì các Ngài
đã kinh qua những đau khổ trần gian, rất
gần gũi với thời đại chúng con đang
sống, rất cảm thông với khổ đau mà chúng con
đang phải gánh chịu, chính các Ngài đã dũng
cảm chiến thắng để đạt
được vòng hoa vạn vạn tuế.
Chúng
con hết lòng tôn kính.
Linh mục Raphael Trần
Xuân Nhàn
|