Phi
thường
Tể tướng lưng gù là một câu
chuyện huyền thoại về một vị tể
tướng có hình thể dị dạng bị gù lưng,
nhưng rất anh minh trong việc trị nước.
Chuyện xảy ra vào đời nhà Thanh:
Lưu Dung là con của một thầy giáo, sở học và
thú đánh cờ đều giỏi như nhau. Tiểu thư Hà là con gái của vị tể
tướng trong triều vừa xinh đẹp, vừa cao
thủ cờ tướng, được rất nhiều
người yêu mến, trong đó có cả nhà vua. Tiểu thư lá ngọc cành vàng ấy chỉ
lấy làm chồng người nào vô địch trong
cuộc tỉ thí cờ do cô mở ra. Đúng
lúc Lưu Dung về kinh thi trạng nguyên và chàng đã
lấy được người đẹp. Sau
đó lại thi đỗ trạng nguyên, được
làm tể tướng.
Tuy hình thù dị dạng nhưng tể
tướng họ Lưu là một người coi
trọng công bằng và chính nghĩa. Ông đã lật tẩy nhiều thói hư
tật xấu của bọn tham quan, hương lý. Ông
trở thành vị cứu tinh của dân nghèo, những
người bị hà hiếp và bị đàn áp. Tuy ở
địa vị tể tướng nhưng ông lại dùng
mưu lược nhiều hơn là vũ lực
để đối nhân xử thế, nên ông
được dân chúng đặt trọn niềm tin.
Tin Mừng giới
thiệu cho chúng ta một Gioan Tẩy giả có cuộc
sống rất dị thường nhưng lại làm
được những việc phi thường: Ông
chỉ mặc áo lông lạc đà, ăn
châu chấu và mật ong rừng. Con người khổ
hạnh ấy lại kiên quyết ngăn cản vua
Hêrôđê không được lấy chị dâu là nàng
Hêrôđia làm vợ. Chính vì lòng can đảm thi hành vai trò
ngôn sứ ấy, mà ông đã bị bạo chúa Hêrôđê
bắt giam trong tù.
Hôm nay, từ
chốn lao tù ông đã sai các môn
đệ của mình còn ngờ vực về sứ
mạng Thiên Sai của Đức Giêsu, để hỏi
Người rằng: “Thầy có đúng là Đấng
phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi
Đấng nào khác?” (Mt 11,3). Đức
Giêsu không muốn chứng minh sứ mạng của mình
bằng lời nói, nhưng Người đã trả
lời bằng việc làm, mà chính việc làm này đã
ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về Đấng
Thiên Sai: “Người mù được thấy, kẻ què
được đi, người cùi được
sạch, kẻ điếc được nghe,
người chết sống lại, kẻ nghèo khó
được loan báo Tin Mừng”.
Đây chính là một
cuộc hành trình đức tin của Gioan, của các môn
đệ ông, và cũng là của mỗi người chúng
ta. Con đường đến với đức tin không
phải là con đường tơ lụa, mà là con
đường đau khổ. Con đường ấy
đi từ vùng tối tăm tới miền ánh sáng,
từ dấu chỉ hữu hình đến thực tại
vô hình, từ các phép lạ đến quyền năng siêu
việt của Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu. Con
đường không dẫn người ta đến Rôma
vinh hiển, Athêna thông thái, Babylon kiều diễm, hay
Giêrusalem thành thánh… Nhưng đưa họ đến
một góc nhỏ của thôn nghèo Nadarét, để thấy
một con người khiêm hạ, một cuộc đời
ẩn dật, một trái tim yêu
thương, và một cái chết ô nhục trên thập giá:
“Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”.
Trước dáng
vẻ bề ngoài xem ra tầm thường đó, có
một con người không những chẳng hề vấp
phạm; trái lại, can đảm bất khuất đóng
xuất sắc vai trò tiền hô cho Người: “Chính ông là
người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: “Này Ta
sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con,
người sẽ dọn đường cho Con đến”
(Mt 11,10). Đó chính là Gioan Tẩy
Giả, người được Đức Giêsu khen
ngợi: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ chưa
từng có ai cao trọng hơn ông” (Mt 11,11a).
Ông cao trọng vì ông
là ngôn sứ chuẩn bị gần nhất cho Tân
Ước, vì ông đã được nhìn thấy
Đấng Cứu Thế và tin vào các việc Người
làm, và nhất là vì ông mang một sứ mạng cao cả.
Tuy nhiên, Gioan vẫn còn ở bên bờ của Cựu
Ước, nên Đức Giêsu mới nói tiếp: “Kẻ
nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng
hơn ông” (Mt 11,11b). Đây chính là một
niềm vinh hạnh cho chúng ta, những người
sống trong thời Tân Ước, vì Cựu ước
chỉ là thời chuẩn bị, còn Tân Ước mới
là lúc ban ơn cứu độ.
Được may
mắn sống trong thời cứu độ của Tân
Ước cũng có nghĩa là chúng ta đang mang trên vai
sứ mạng cứu rỗi.
Nếu Đấng
Cứu Thế đã đến với chúng ta trước
để cứu độ chúng ta, lẽ nào chúng ta lại
không tận tình cứu giúp anh em.
Nếu Đấng
Cứu Thế đã muốn xây dựng thế giới này
thành một cộng đoàn yêu thương, lẽ nào chúng
ta lại sống trong hận thù ganh ghét.
Nếu Đấng
Cứu Thế đã luôn ở với chúng ta mặc dù chúng
ta không luôn luôn sống với Người, lẽ nào chúng ta
lại không sống thuận hòa với nhau.
Sống Mùa Vọng
có nghĩa là trong trí ta phải thấy một rừng
lửa rực cháy yêu thương, và trong tim
ta phải vang lên một tiếng gọi lên
đường.
|