Đấng phải đến
Chúng ta
thường cầu
nguyện: “Lạy Chúa, con rất vui vẻ thi
hành thánh ý Ngài. Con chỉ xin Ngài tỏ
cho con biết thật rõ ràng
Chúa muốn con phải làm gì?”.
Khi còn
nhỏ, tôi nghĩ rằng các đấng thánh là những
người biết
chính xác điều Thiên Chúa muốn. Khi Ngài muốn các thánh làm điều
gì, Ngài gửi sứ giả đến. Sứ giả là các
thiên thần thường mặc áo dài trắng
và đàng sau lưng có
khoét hai cái lỗ lớn
để đeo cánh. Nhưng khi lớn lên, đọc hạnh các thánh, tôi biết
thêm về đời sống của các ngài
cũng rất giống tôi. Họ cũng thường gặp khủng hoảng rắc rối để tìm ra điều
Thiên Chúa muốn. Đôi khi còn tệ
hơn nữa, có những vị lúc đầu
nghĩ rằng mình đã biết
chính xác ý muốn của Thiên Chúa, nhưng
sau nhiều năm, các ngài
lại không còn chắc chắn nữa. Có những vị lại khám phá thấy mình đã đi
sai đường, và phải quay trở về để hoàn toàn bắt đầu lại một đường hướng mới.
Trường hợp
của Thánh Gioan tẩy giả ngồi trong tù, trong
bài Phúc âm hôm nay, đặt
vấn đề hoài nghi về
Chúa Giêsu là một điển
hình: “Thầy có phải là
Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn
phải đợi Đấng nào khác”. Gioan nghi
ngờ về những điều Thiên Chúa muốn
ông đã rao giảng trước đây rằng: “Tôi, tôi làm phép
rửa cho các anh trong
nước để
các anh giục
lòng sám hối. Còn Đấng đến
sau tôi thì
quyền thế hơn tôi, tôi
không đáng xách dép cho
Người”.
Gioan Tẩy
giả đang bị ngồi tù. Nhà tù là nơi thử thách, gây thất
vọng và nghi ngờ. Đành rằng trước đây, Gioan đã biết rõ Đức Giêsu là ai
rồi, nhưng trong tù niềm
tin đó có thể gặp thử thách. Trong tù Gioan mong
đợi ngày giờ giải phóng của Đấng Cứu Thế.
Dân Do Thái
cũng không khác gì Gioan,
đang bị giam cầm bởi đế quốc Rôma. Gioan
đặt vấn đề chắc chắn không phải vì ích
lợi của cá nhân ông,
nhưng của những người môn đệ theo ông
và của toàn dân Do thái.
Phúc âm ghi
rõ lời của Gioan: “Chúng tôi còn
phải đợi…”. Trong cách hỏi
này, đã ẩn ý Gioan là đại diện cho toàn thể dân Do Thái đang
mong đợi Đấng Cứu Thế.
Nhà tù
mang hình ảnh của mùa vọng. Một
người chỉ ngồi chờ đợi, hy vọng, làm những việc không cần thiết và hoàn toàn tùy
thuộc vào nỗi ước mong rằng cánh cửa tự do sẽ được mở ra “từ phía
bên ngoài” (Bonhoeffer).
Con người
hôm nay cũng đang ngồi trong những nhà tù của
riêng mình. Chúng ta đang mong
chờ một người nào đó sẽ đến để giải thoát. Khi phải đối diện với những giới hạn của cuộc sống và của
thân phận con người, chúng ta cũng đặt
vấn đề như Gioan. Nhà tù là
những thử thách của đau khổ, thất bại và đổ vỡ trong gia đình như
vợ chồng ly dị, con cái xung khắc
nhau, thất nghiệp, bệnh tật lâu ngày,
ung thư, những người thân yêu phải
chết, con cái sinh ra mang
tật nguyền v.v… Thỉnh thoảng qua bạn bè chúng ta
cũng sai người đi dò hỏi xem:
“Có người nào có thể
giúp tôi thay đổi được tình trạng này không?”.
|