Sứ mạng Tiền Hô
(Suy niệm
của P. Trần Đình Phan Tiến)
Vâng,
người ta thường nói: “Tiền hô, hậu
ủng”. Đó là cụm từ dùng để
cổ vũ một nhân vật có thế giá nào đó.
Từ bậc quan đến bậc vua chúa, hoặc như
quan trạng về làng, hay là “võng anh đi trước,
kiệu nàng theo sau”.
Quả
thật, một nhân vật trần thế được
đón rước một cách trịnh trọng, thì
người ta nói: “Tiền hô, hậu ủng”. Nhưng hôm
nay, theo lịch phụng vụ Công giáo, Giáo Hội trình bày
cho chúng ta một nhân vật đảm nhận vai trò “ Tiền Hô”, đó là Gioan Tiền Hô. Vâng, Gioan Tiền Hô thực thi sứ mạng
Tiền Hô của mình đối với ai? Thưa
đối với “ Vua Hòa Bình”, vâng,
Vị Vua Hòa Bình đến.
Vị Vua Hòa
Bình, mà Thiên Chúa đã Hứa từ ngàn xưa qua các tiên tri
sẽ đến. Giữa loài người, không có vị
vua nào xừng đáng để thay mặt Thiên Chúa chăn
dắt muôn dân, thì Thiên Chúa ban Con Một của Ngài cho
thế gian, nhưng Vị Vua ấy rất nhân từ,
xứng với tước hiệu của Người,
đó là “ Vua Hòa Bình” hay là” Vua Bình An”.
Khởi đi
từ bài đọc I hôm nay ( Is 11,1-10),
chúng ta thấy, Đấng Cứu Thế chính là Vị Vua
nhân ái. Sự nhân từ của Người mang đến
sự bình an đích thực. Sự bình an đến độ mọi thứ,
mọi vật hung ác đều phải hiền hòa. Mọi sự vật phải thay đổi hoàn
toàn180 độ. Vì Người là Thần khôn ngoan
duệ trí, thần mưu sự can trường, thần
thông minh hiếu thảo ( Is11,2).
Vì
thế, sự hòa bình và an lạc sẽ ngự trị
giữa chúng dân đến độ chiên con chơi đùa
với sư tử và trẻ con. Vâng, ngày nay Vị Vua ấy
sắp đến, tất nhiên sẽ có một
người làm sứ mạng Tiền Hô cho Người,
đó là Gioan Tiền Hô, mà Isaia đã nói: “ Có tiếng
người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con
đường cho Đức Chúa, sửa lối cho
thẳng để Người đi” ( Mt 3,3)
Qua
đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy, nhân vật
Gioan rất thành công trong sứ vụ Tiền Hô của
mình. Ông nói: “ Anh em hãy sám hối vì Nước Trời
đã đến gần” ( c 2). Và cách thức
sám hối là chịu phép rửa, vì vậy Gioan Tiền Hô
được gọi là Tẩy Giả. Nhưng phép rửa được thực
hiện bởi Gioan là phép rửa bằng nước,
chỉ có giá trị để giục lòng sám hối. ( c11). Nhưng Đấng mà
Gioan rao giảng sẽ làm phép rửa trong”Thánh Thần và
Lửa”. Thánh Thần và Lửa chính là
Thiên Chúa.
Thiên
Chúa sẽ dùng Thánh Thần để Thánh Hóa và dùng Lửa
để thiêu đốt. Có nghĩa là sự thanh tẩy trọn vẹn, chính
là tình yêu của Thiên Chúa, là sự cứu chuộc của
Đấng Cứu Thế. Thánh Thần và Lửa là một
tình yêu bao la, một sự tha thứ vô cùng, vô hạn. Phép Rửa ấy chính là cuộc Tử Nạn và
Phục Sinh của Đức Kitô. Nhưng Gioan
Tiền Hô cũng cho thấy sự công minh, lý đoán
của Người bằng một câu nói theo nghĩa
đen: “ Tay Người cầm nia,
Người sẽ rê sạch lúa trong sân: Thóc mẩy thì thu
vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề
tắt mà đốt đi”. ( c 12).
Như
vậy, Vị Vua Hòa Bình đồng thời cũng chính là
Vị Thẩm Phán chí công, Người nhân từ nhưng
không nhu nhược.
Điều nầy cho thấy, từ khi
Người đến lần thứ I cho đến khi
Người lại đến, là một hành trình cứu
chuộc duy nhất kế tiếp, không đứt quãng.
Dựa vào ý tưởng nầy, Giáo Hội
mong đợi Đức Kitô lại đến lần
Thứ II. Đây cũng là ý nghĩa đích thực
của mùa vọng, vì không phải chỉ đón mừng
Người đến bằng hình thức bên ngoài là
Lễ Giáng Sinh, nhưng quan trọng không kém là chuẩn
bị tâm hồn sẵn sàng đón Chúa đến với
từng tâm hồn của mỗi người trong bất
cứ giây phút nào. Đón mừng Lễ Giáng
Sinh là Đón Mừng một Mầu Nhiệm Nhập
Thể của Đấng Cứu Thế, để suy tôn,
thờ là, cảm tạ Người. Nhưng
để đón Người đến với chính tâm
hồn của từng người trong chúng ta là một
điều quan trọng, đó là giờ chết, một
sự thật không thể chối cải được.
Nên
chi, khi Chúa đến với từng tâm hồn của
mỗi người mà chúng ta tỉnh thức thì thật là
diễm phúc.
Vậy chúng ta
là dân ngoại được kêu mời bởi lòng
thương xót của Người, để tôn vinh Thiên
Chúa là Đấng Cứu Độ mọi người,
chúng ta hãy cùng với thánh Phaolô cất lên lời ca: “ Vì thế giữa muôn dân, con cất lời
cảm tạ, dâng điệu hát cung đàn, ca mừng Danh
Thánh Chúạ”
( c 9).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã
đến trần gian để cư ngụ giữa loài
người, dù phàm nhân bất xứng. Nhưng để
ban ơn cứu độ, Chúa đã trở nên Hy Tế.
Khởi sự là Máng Cỏ Bêlem, ôi! Mầu nhiệm
thật cao vời, xin cho chúng con biết nhận ra và
đền đáp muôn một tình Chúa yêu thương chúng
con. Amen.
|