C
- NHỮNG HOA QUẢ CỦA THẦN KHÍ
Một khi
ăn Bánh Hằng Sống Giêsu, để sống nhờ
Thần Khí của Người, chúng ta sẽ "bước đi theo
Thần Khí, không còn làm những điều thỏa mãn
đam mê của tính xác thịt nữa" (Gl 5.16), mà gây ra những
việc tội lỗi như : “Dâm
bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận
thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia
rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những
điều khác giống như vậy…” (Gl 5.19.21);
nhưng "đã đóng
đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục
vọng và đam mê" (Gl
5.24), ngõ hầu nhờ sức Thần Khí mà trổ sinh
những hoa trái của Thần Khí vô cùng tốt
đẹp là
“bác ái, hoan
lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung
tín, hiền hòa và tiết độ.” (Gl 5.22-23).
Những hoa
trái tốt đẹp này của Thần khí đã
được tiên báo kín đáo bởi ngôn sứ Êdêkien 47
về dòng nước (tượng trưng cho Thần khí)
từ đền thờ (là Chúa Giêsu phục sinh) chảy ra
thành con sông lớn, khiến cho “Trên
hai bờ sông sẽ mọc lên mọi giống cây ăn
trái, lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết :
mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có
nước chảy ra từ thánh điện. Trái dùng làm
lương thực còn lá để làm thuốc.” (Ed 47.12).
Nhờ dòng
nước Thần khí chảy ra từ đền thờ
Giêsu tưới đậm mà tâm hồn tín hữu luôn
tươi tốt, mạnh mẽ, không hề sa sút tàn
tạ, và nhất là không như cây vả (hình ảnh
tượng trưng dân Israen bất trung) bị Chúa Giêsu
chúc dữ vì chỉ trổ toàn lá mà không sinh ra quả: “Trông thấy cây
vả ở bên đường, Người lại
gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ
thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao
giờ mày có trái nữa !” Cây vả
chết khô ngay lập tức.” (Mt 21.19; xem thêm Lc 13:6tt); còn
đây thì trái lại, nhờ dòng nước Thần khí
tưới gội thấm nhuần, tín hữu
được phong phú đến độ không chỉ
trổ sinh hoa trái các nhân đức theo mùa, mà là mỗi tháng
! Còn lá thì không phải vô dụng, nhưng để làm
thuốc, và sách Khải
huyền (22.2) còn viết rõ thêm : “làm
thuốc chữa lành các dân ngoại” (chữa bệnh vô
tín và thờ ngẫu tượng của họ).
Vì không sinh ra những hoa quả
ấy trong đời mình, biết bao người Kitô
hữu sống trong khô cằn, chán nản, đau khổ,
thất vọng não nề … Bao nhiêu gia đình đáng lẽ
là tổ ấm lại trở thành địa ngục…Xã
hội tràn ngập những tệ nạn, đồi
trụy, sa đọa làm băng hoại các thế hệ
người trẻ… Thế giới đầy dẫy
những hận thù, khủng bố, chiến tranh…
--o0¡0o—
·
Vậy
muốn cho việc
Rước Mình Máu Thánh Chúa phát sinh tất cả những
hiệu quả tốt đẹp kể trên, phải làm gì
?
2/
Tha thiết cầu xin.
Điều 1/ GIỮ GIAO
ƯỚC
Giao Ước là một vấn đề quan trọng
vào bậc nhất nhì trong đạo Chúa, nhưng lại
rất ít khi được đề cập hay giảng
dạy.
Chúng ta nên dành
chút thời giờ để tìm hiểu.
Không sai ! Vấn đề Giao ước
có tầm quan trọng vào bậc nhất nhì trong Đạo
Chúa, chẳng thế mà trong việc chóp đỉnh
của sứ mạng Chúa Giêsu – là đổ Máu ra Chuộc
tội thế gian trong cái chết trên thập giá – thì hôm
trước, khi lập Phép Thánh Thể để
tưởng niệm muôn đời việc ấy, Chúa Giêsu
đã tuyên bố rõ ràng đó là một Giao Ước :
"Chén
này là Giao Ước Mới, lập bằng máu
Thầy, máu đổ ra vì anh em." (Lc 22.20) "và cho muôn người
được tha tội." (Mt 26.28)
Nói đến
Giao Ước là phải hiểu có hai bên ký kết với
nhau, bên A và bên B mà chúng ta thường thấy trong các
hợp đồng giao dịch buôn bán hằng ngày. Chúng ta
mạn phép đem áp dụng vào Giao Ước của Thiên
Chúa :
Thiên Chúa (bên A) cam kết trong Máu Đức Giêsu
là sẽ tha tội cho loài người, sẽ phù trợ,
sẽ ban mọi phúc lành…;
Phần loài
người (bên B) cũng
buộc phải giữ các điều khoản Thiên Chúa
đưa ra.
Giao Ước Mới và vĩnh cửu do Chúa Giêsu thiết lập, mô phỏng
theo Giao
Ước xưa Thiên Chúa đã ký kết với dân
Israen ở núi Sinai, vậy chúng ta hãy nhắc lại Giao
ước xưa để hiểu Giao ước nay :
3“Ông
Mô-sê xuống (núi) thuật lại cho dân mọi lời
của ĐỨC CHÚA và mọi điều luật
(được Chúa ghi trên hai bia đá). Toàn dân đồng
thanh đáp: “Mọi lời ĐỨC CHÚA đã phán, chúng
Tôi sẽ thi hành.”... 4 Sáng hôm sau, ông dậy sớm,
lập một bàn thờ dưới chân núi và dựng
mười hai trụ đá (tiêu biểu) cho mười hai
chi tộc Ít-ra-en. 5 Rồi ông sai các thanh niên (vì
hồi đó chưa thiết lập hàng tư tế) trong
dân Ít-ra-en dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò làm hy
lễ kỳ an tế ĐỨC CHÚA.
6 Ông Mô-sê lấy một nửa phần
máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì
rảy lên bàn thờ (biểu tượng về Thiên
Chúa). 7 Ông lấy cuốn sách giao ước (ghi chép
các Lời Chúa, cách riêng 10 Điều Răn) đọc cho
dân nghe. Họ thưa : “Tất cả những gì
ĐỨC CHÚA đã phán, chúng Tôi sẽ thi hành và tuân theo.”
8 Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân
và nói : “Đây là máu giao
ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em,
dựa trên những lời này.” (Xh 24.3-8)
Giải thích :
Qua đoạn
Thánh Kinh trên, thấy đây là Giao Ước song
phương, có hai bên ký kết, với những
điều khoản bó buộc :
Bên Thiên Chúa hứa
sẽ là Thần của họ với phận sự phù
hộ, bảo vệ và ban phúc cho họ :
“Ta
sẽ nhận các ngươi làm dân riêng của Ta, và
đối với các ngươi, Ta sẽ là
Thiên Chúa. Các ngươi sẽ biết rằng Ta,
ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa các ngươi, Đấng
cứu các ngươi khỏi phải làm việc khổ
sai cho người Ai-cập.” (Xh 6.7 ; Lv 26.27; v.v…)
Còn bên dân
Israen muốn
được hưởng các lời đoan hứa
của Chúa mình, phải thề hứa giữ các
điều răn và luật lệ Người truyền :
“Điều
Ta truyền cho chúng là : Hãy nghe tiếng Ta thì Ta
sẽ là Thiên Chúa các ngươi, và các ngươi
sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi
đường lối Ta truyền dạy, để các
ngươi được hạnh phúc.” (Gr 7.23)
Dân hứa : “Tất cả những gì ĐỨC CHÚA
đã phán, chúng Tôi sẽ thi hành và tuân theo.” (Xh 24.7)
Và lúc ký kết, ông Môsê đứng ra làm
như người trung gian, ông lấy máu rảy lên bàn
thờ, biểu tượng về Thiên Chúa, và sau đó lấy
nửa phần máu kia rảy lên dân chúng mà tuyên bố :
“Đây
là máu giao ước
ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên
những lời này.”
Ngày nay việc ký
kết thì dùng chữ ký viết trên bản hợp
đồng, thời đó (cách đây khoảng 30 thế
kỷ) chưa phát minh ra giấy mực, thì ký kết là
bằng máu súc vật hay máu mình, vì vậy ta thường
nghe người ta nói : “uống máu ăn thề”, mỗi
người trong nhóm trích ngón tay cho chảy vài giọt máu vào
một bát nước hay rượu, rồi chung nhau
lần lượt uống, với ý nghĩa là nếu ai vi
phạm giao ước hay hợp đồng, thì phải
bị chết đổ máu ra như vậy.
Trong giao ước xưa,
giữa các điều khoản Thiên Chúa truyền dạy, điều
răn thứ nhất này quan trọng nhất :
"Hãy nghe, hỡi Israen, Giavê Thiên Chúa
của chúng ta là Thiên Chúa độc nhất. Ngươi
sẽ yêu mến Giavê Thiên Chúa của ngươi hết
lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết
sức lực ngươi…
Các
ngươi sẽ không đi theo thần khác, thần
của các dân ở chung quanh các ngươi, vì Giavê
Thiên Chúa của các ngươi là Thiên Chúa ghen tuông, khí nộ
của Người sẽ bừng lên phạt ngươi,
và Người sẽ tru diệt ngươi khỏi
mặt đất…
(Trái lại) các ngươi sẽ
giữ chín chắn các lệnh truyền… các luật
điều Người đã truyền dạy
ngươi… ngõ hầu phúc đến cho ngươi"
(Đnl 6.4-5,14-18).
Loài người mang xác thịt
vật chất nên không quen sống với thế
giới vô hình, do đó họ rất khó trung thành thờ
phượng một vị Thiên Chúa vô hình, siêu việt,
họ luôn bị cám dỗ tạc ra những hình
tượng của những vật có sức mạnh
mẽ phi thường như sư tử, bò mộng,
thuồng luồng, giao long, con rồng v.v…, hoặc
những hình tượng của những nhân vật anh hùng
liệt nữ kiệt xuất, rồi tôn phong làm thần,
làm chúa…
Để làm gì ? Thưa : Tiếng là
để thờ song thực chất là để cầu
được những điều họ mong ước.
Ngày nay chúng ta vẫn thấy diễn ra như thế
nơi các đền miếu….
Tích thờ con
bò vàng đã được ghi chép trong Thánh Kinh là một
thí dụ điển hình. (Xh 32.)
|