Kinh nghiệm trở
về – Achille Degeest
(Trích từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Để hiểu
đoạn văn của tiên tri Isaia trích dẫn ở
đây, phải nhớ rằng não trạng Do Thái bị
đánh dấu sâu xa bởi kinh nghiệm về sự
Xuất Hành. Cuộc Xuất Hành đầu tiên là vụ
trốn thoát khỏi Ai Cập. Nhưng về sau, dân Israel
còn trải qua những cuộc lưu đầy khác, theo
sau là những cuộc giải phóng, những vụ Xuất
Hành mới. Ở đây lời tiên tri của
Isaia liên quan đến cuộc giải thoát khỏi ách
thống trị Babylone. Cũng như xưa khi ra
khỏi Ai Cập, Do Thái sẽ phải đi qua sa mạc, sa mạc Syria.
Theo Isaia thì tiếng kêu hiệu triệu
rằng phải dọn cho Chúa một con đường trong sa mạc. Còn theo
Gioan Tẩy Giả, đó lại là tiếng kêu trong sa
mạc: Hãy dọn đường cho Chúa. Hai cách nói trên không chống nghịch nhau, nhưng
bổ túc cho nhau. Nếu biết rằng não trạng
Kitô giáo được đánh dấu sâu xa bởi kinh
nghiệm trở về với Chúa, bởi cuộc
‘xuất hành thiêng liêng’, người ta có thể chấp
nhận rằng tiếng Chúa gọi giữa loài
người thường giống như một tiếng
kêu trong sa mạc, nhưng đàng khác người ta kinh
nghiệm rằng, nếu biết nghe tiếng ấy, thì
cuộc trở về với Chúa, nghĩa là sự trở
lại, gồm có những giai đoạn ‘lột xác’ trong
sa mạc, từ bỏ, trần trụi. Song
không được ngã lòng, bởi vì tiếng Chúa là
tiếng loan báo Tin Mừng, loan báo Tự Do.
Trong cách thức hành động của Gioan,
ta hãy nêu ra hai điểm:
1) Người làm
phép rửa trong giòng sông Giođan. Nghi thức tẩy rửa với
nước, từ việc rửa tay
đến việc tắm gội toàn thân, là một tục
lệ thông thường của người Do Thái và nơi
các dân tộc khác. Nghi thức đó có ý
nghĩa tôn giáo. Mối nguy mà Gioan nói
tới, là ở chỗ tin rằng chỉ cần làm nghi
thức là có thể coi mình đã trong sạch rồi. Dù vậy Gioan vẫn không coi thường nghi
thức ấy, vẫn áp dụng, vẫn làm phép rửa.
Phép Thánh Tẩy Kitô
giáo sử dụng nước để rửa, như
một dấu hiệu. Con người hiện đại
dễ coi khinh các dấu hiệu bên ngoài. Cần
phải nhấn mạnh với họ rằng những
yếu tố hình thức cho phép đi tới những
thực tại sâu xa, miễn là được áp dụng
trong một số điều kiện nào đó. Bí tích là những dấu hiệu của một
thực tại thiêng liêng; bí tích biểu hiệu bên ngoài
điều mà ơn sủng thể hiện bên trong.
2) Phép rửa Gioan kèm theo
việc tự cáo tội. Đó là một việc bề ngoài. Thiên Chúa thấy tận thâm sâu của cõi lòng ta, và
chính là trong chỗ thầm kín đó mà Người thôi thúc,
cật vấn con người. Mà nếu
nhìn vào đáy sâu của lương tâm mình, nó không thể
không thấy mình khốn nạn. Lúc
đó hoặc là nó trở nên mù quáng, hoặc ngã lòng,
hoặc sẽ cầu xin Chúa thanh tẩy mình. Chúa thanh
tẩy và giúp đỡ con người thành thực có lòng
ao ước ra khỏi vòng tội lỗi. Đó là một
kinh nghiệm khởi đầu và đi theo
suốt cuộc đời người Kitô hữu.
|