Hoà bình
Ai
trong chúng ta chẳng đôi khi mơ ước một
thế giới tốt đẹp hơn? Một thế giới không có
lầm than, một thế giới trong đó những con
người và các quốc gia sống hòa thuận với
nhau, một thế giới của công lý và hòa bình. Lòng con
người vẫn ấp ủ khát vọng dai
dẳng này nhưng luôn luôn bị các sự kiện trấn
át, luôn luôn bị thực tế phũ phàng bóp nghẹt.
Các nhà chính
trị sử dụng khát vọng sâu xa này để thu được nhiều phiếu. Ngày xưa tổng thống Johnson hứa “làm cho sa
mạc trổ hoa và cho đại dương hết
mặn”. Những người khác thì nói
về “Xã hội công bằng”, “Hòa giải dân tộc”.
Tất cả đều hứa một
thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc
hơn. Một số cử tri tin vào
những lời hứa này và về sau đã bị thất
vọng; còn những người khác thì vẫn không tin.
Vào
thời của ông, Isaia không phải là một nhà chính
trị. Ông là ngôn sứ. Nghĩa là
lời của ông cũng có giá trị cho cả ngày nay
nữa. Ông cũng dựa trên khát vọng sâu xa và dai dẳng của chúng ta về một
thế giới tốt đẹp hơn. Một
thế giới không hận thù, không bạo động,
một thế giới không còn gây hấn, một thế
giới được hòa giải.
Isaia
mô tả cho một thứ thiên đàng được tìm
lại. Trong mười hàng, ông phác họa cho chúng ta vài
hình ảnh chớp nhoáng của thế giới tốt
đẹp hơn đó. Sói và chiên con ở một
chỗ với nhau; một cậu bé dẫn bê và sư
tử con ra đồng cỏ; gấu con và bò cái ở chung với nhau; sư tử ăn rơm;
một đứa bé hai tuổi thọc tay vào hang rắn
lục.
Những
tấm ảnh này trong thế giới tốt đẹp
của Isaia đều mang cùng một đặc
điểm, đó là sự thay đổi. Gấu, chó sói,
rắn lục, sư tử đã thay đổi nếp
sống. Chúng đã mất đi tính bạo
động, hung hãn của chúng. Chúng không còn là
thú dữ nữa. Con sư tử đã biến
đổi đến nỗi ăn rơm, đàng khác bò
cái, bê, cừu con cũng thay đổi. Chúng
không còn sợ hãi nữa, vì đã hết thú dữ rồi.
Isaia mô tả cho một cuộc thuần hóa
toàn bộ các thú vật. Nhưng lại chẳng
phải ông muốn nói những điều ấy
để ám chỉ về con người sao?
Ta suy nghĩ
một chút. Ta hãy tự hỏi chúng ta phản ứng
thế nào trước thế giới tốt đẹp mà
ngôn sứ Isaia trình bày đây. Chúng ta đón nhận bản
văn này thế nào? Một số người sẽ nói: “Đẹp
đẽ thật… Nhưng liệu có đúng
như vậy, liệu điều này có thể xảy ra
không?” Họ chỉ thấy những
chuyện đó toàn là mơ mộng đạo đức
hão huyền thôi. Hoàn toàn không tưởng, không chú ý
đến thực tế của thế giới này
đầy dẫy xung đột, nơi mà bạo lực
càng ngày càng lan rộng. Những kẻ
khác dứt khoát từ chối ý nghĩ về một
thế giới tốt đẹp hơn, một thế
giới của công lý và hòa bình, vì mơ mộng như
vậy là nguy hiểm và tai hại.
Điều này chỉ làm cho con người yếu đi
trong cuộc đấu tranh của mình mà thôi.
Với
tư cách là tín hữu, chúng ta không thể ủng hộ
những ý kiến này, cũng không thể tạo cho mình
những thái độ như thế. Bản văn của Isaia là
lời Chúa buộc chúng ta tin. Thế giới của công lý
và hòa bình là dự án của Thiên Chúa dành
cho con người. Và Thiên Chúa đã bắt
đầu thực hiện nó nơi Chúa Giêsu Kitô.
Ngài
yêu cầu chúng ta là những tín hữu tham gia vào công
cuộc này. Để có thể cộng tác với Ngài, chúng ta
phải hoán cải nhiều hơn nữa.
Dụ
ngôn của Isaia cho chúng ta thấy loài thú được
thuần hóa, được hoán cải. Đối với chúng ta hoán
cải trước hết là đón nhận, chấp
nhận dự án của Thiên Chúa về
một thế giới công bằng và huynh đệ. Chúng ta chấp nhận hy vọng rằng một
ngày nào đó sẽ có một thế giới như thế,
bất chấp tất cả những thực tại cho
thấy điều ngược lại. Chúng ta luôn
lạc quan… Nhân danh đức tin Kitô của chúng ta.
Thứ hai, hoán
cải là trở nên công bằng và huynh đệ hơn
tại nơi chúng ta đang sống: Gia đình, khu xóm, môi
trường làm việc. Chính ở những
nơi đó mà chúng ta được mời gọi xây
dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Công lý nói trên là công lý của Thiên Chúa, không
phải chỉ trả lại cho mỗi người
những gì thuộc về họ mà thôi, vì có những
người không có quyền gì cả. Đây
là thăng tiến những người yếu kém nhất,
những kẻ thiếu thốn đủ loại.
Như Thiên Chúa, người kitô hữu có lòng ưu ái
đối với những kẻ yếu kém.
Mỗi
người trong chúng ta phải nhận biết
điều Thiên Chúa mời gọi mình làm tại nơi mình
đang có mặt.
Nhưng đối với mọi người có
đức tin thì ý tưởng của Francoise Gaudet-Smet
vẫn có giá trị: “Người ta không chờ đợi
những ngày tốt đẹp hơn, người ta
phải tạo nên những ngày đó”. Thánh
lễ chúng ta đang cử hành đây sẽ ban cho chúng ta
sức mạnh để làm việc này.
|