Dọn đường cho
Chúa- Lm. Bùi Công Huy
1. Chúng ta
vẫn thường coi việc sám hối và hoán cải
như là những điều kiện tiên quyết
để kết hợp với Chúa. Cái tiến trình
nhỏ bé ấy có thể ví như một vốc bột
giặt dùng để tẩy rửa quần áo cho sạch
vậy. Quan niệm như thế chẳng khác gì coi
việc hoán cải hoàn toàn là do nỗ lực riêng của
chính chúng ta, trong khi việc Chúa đến lại hoàn toàn do
sáng kiến của Thiên Chúa
Việc
Chúa Nhập thể nguyên nó đâu cần chúng ta sám hối,
chúng ta hoán cải.
Như một em bé vốn đang trong vòng tay
âu yếm của mẹ, nó dở chứng muốn buông ra
để được tự do trên đất, rồi
lại muốn tự chỗi dậy, nhưng làm sao
được vì nó bé bỏng quá. Lúc ấy,
người mẹ lại phải cúi xuống bồng nó
lên và ôm nó vào lòng. Cũng thế, tội lỗi
khiến cho con người xa rời Thiên Chúa và hoán cải
làm cho con người trở về với Chúa. Việc hoán
cải hay sám hối này chẳng qua chỉ là dấu
chỉ cho thấy Thiên Chúa cúi xuống và ôm lấy chúng ta. Như thế, chính Thiên Chúa là tác nhân của
việc chúng ta hoán cải. Và việc Chúa
Giáng sinh chẳng qua cũng chỉ là điều kiện
tiên quyết để tình yêu của Thiên Chúa
được hiển hiện. Khi ấy, sám hối
như là ánh sáng báo hiệu sự xuất hiện của
Đấng Cứu Thế. Như ánh sáng chiếu soi trên
khắp ngọn đồi, xua tan mọi bóng mờ tăm
tối, sự tha thứ của Thiên Chúa cũng đáng tan
mọi quá khứ u tối và còn lôi cuốn cơn khát khao
gặp gỡ chính nguồn mạch của sự tha
thứ.
2. Như
thế, lý lịch Kitô hữu hay bằng chứng phép
Rửa tội không đủ cho chúng ta gặp
được Chúa: “Các anh đừng tưởng có
thể nghĩ bụng rằng chúng ta đã có tổ
phục Abraham”... để gặp được Chúa,
bản thân chúng ta phải xác tín: chúng ta vốn hoàn toàn xa
cách Thiên Chúa và đang xa rời vòng tay của Thiên Chúa. Ai có thể gần Chúa được nếu
như Chúa không dủ lòng xót thương và nếu chúng ta
không biết khẩn cầu lòng thương xót đó.
Thánh Phao-lô trong Phụng vụ Lời Chúa hôm
nay đã chẳng nhắc nhở chúng ta về lòng trung thành
và lòng thương xót của Thiên Chúa đó sao? Chính vì
thế, chẳng có công trạng riêng tư nào của chúng ta
cân xứng với lòng thương xót ngàn đời
của Thiên Chúa, bởi chính Ngài là nguồn kiên nhẫn và an
ủi của chúng ta mà chúng ta phải khẩn cầu.
3.
Như Gioan Tẩy giả, hôm nay, đến lượt
mình, chúng ta cũng phải trở nên những “tiền hô”
dọn đường cho người khác. Được liên
kết với nhau trong Mầu nhiệm Thánh Thể, chúng ta
cũng phải liên đới với nhau trong Mầu
nhiệm Nhập thể. Lời mời
gọi này mời gọi chúng ta, những Kitô hữu,
phải trở nên những người dẫn
đường chỉ lối cho người khác
đến gặp được Chúa. Trong gia đình,
nơi xí nghiệp, tại công sở... hay bất cứ
nơi đâu, chúng ta phải trở nên những
người phục vụ cho sứ mạng đó.
Là “tiền hô”
của Đấng Cứu Thế, chúng ta phải nên như
những dấu chỉ loan báo Đấng Cứu Thế
qua lối sống của chúng ta hay cách xử thế
của chúng ta đối với những người chúng
ta có dịp gặp gỡ. Khi ấy, chúng ta như ngọn
lửa nóng cháy chiếu sáng và sưởi ấm môi
trường sống của chúng ta với họ. Và khi ấy, chúng ta không có mối quan tâm nào khác
ngoài việc ước ao và nỗ lực làm cho tha nhân ngày
một lớn lên hơn và hạnh phúc hơn.
Sống như
thế, chúng ta sẽ thấy ơn cứu độ
của Đấng Cứu Thế đang thực sự
triển nở trong mọi người: “Người
phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi”.
|