Đấng sẽ đến
Mùa vọng là mùa trông đợi. Chúng ta trông đợi Chúa đến trong đêm giáng sinh. Đó là một sự trông đợi có tính cách nghi
lễ nhằm kỷ niệm sinh nhật Chúa Giêsu tại
Bêlem. Nhưng đồng thời
mùa vọng còn là trông
đợi Chúa lại đến vào ngày sau
hết như lời Ngài đã hứa. Và lời rao giảng
của Gioan được coi như là một
lời kêu mời chúng ta tích cực
chuẩn bị để bước vào thời đại mới ấy. Vậy thì đâu là sứ điệp
của Gioan?
Trước hết ông đã rao giảng sự ăn năn
hối cải vì Nước Trời đã gần đến.
Những hình ảnh ông sử
dụng gợi lên một cảnh
tượng tiêu điều của sa mạc
cát nóng, của hoang địa khô chồi cằn cỗi. Thế nhưng, người
Do Thái và nhất là giai
cấp lãnh đạo đã coi thường lời kêu gọi
ấy. Họ nghĩ
rằng mình là dân riêng
của Chúa, nhưng thực ra họ chỉ
là một loài rắn độc. Con rắn
của ma quỷ, đối nghịch với Thiên Chúa. Vì thế
Gioan đòi buộc họ phải sám hối ăn năn, đừng
nại vào dòng dõi xác
thịt. Dân riêng của
Chúa trong thời đại mới được tạo nên nhờ
sám hối khi lãnh nận
dòng nước thanh tẩy.
Trong phần thứ hai của
đoạn Tin Mừng,
Gioan giới thiệu Đấng đến sau ông nhưng lại quan trọng hơn ông gấp bội. Gioan tự nhận
không xứng đáng làm một
kẻ nô lệ hèn hạ
nhất của Ngài.
Theo tục lệ Do Thái, thì một
kẻ nô lệ không buộc phải cởi giày hay xách dép cho
chủ. Người môn đệ
có thể giúp việc thầy như một nô lệ,
trừ việc xách dép hay cởi
giày. Trong việc tế
tự, trước khi tư tế
hành lễ thì một trong
các nô lệ
phục dịch tại đền thờ, sẽ cởi giày dép để tư tế đi chân không.
Hạng
người này bị loại vĩnh viễn khỏi mọi đặc quyền Do Thái. Người Do Thái không bao giờ được
cưới hỏi với loại người này.
Nếu có ám
chỉ đến tục lệ này thì Gioan
cũng vạch rõ sự khác
biệt giữa ông và Đấng
Cứu Thế sẽ đến. Đấng sẽ đến
có quyền phán xét, thiêu
huỷ kẻ dữ và thánh
hoá người lành. Trong khi đó, thanh tẩy của Gioan được hiểu như là một
nghi thức áp dụng cho
đoàn người hối cải, trông nhờ vào thanh tẩy
của thời cứu chuộc để thoát khỏi sự phán xét sắp
đến.
Trông chờ Chúa đến, cũng có nghĩa
là chuẩn bị đón mừng Chúa trong đêm giáng sinh cũng
như trong những biến cố cuộc đời.
Và lời kêu gọi của
Gioan vẫn có giá trị
đối với chúng ta ngày
hôm nay: Hãy sám hối, hãy trở nên
người mới,
trong cách suy nghĩ, trong cách cư
xử đối với Chúa và đối với anh em.
Bởi vì đón nhận
Chúa là đi
vào một cuộc sống mới, một thời đại mới.
Nói đến hối cải chúng ta thường chỉ dừng lại ở việc xét mình xưng
tội, nhưng lại không mấy nghĩ rằng mình phải trở thành một con người mới, sống trong một thời đại mới, thời đại cứu chuộc, thời đại ân sủng và
tình thương của Chúa.
|