Anh em hãy hối
cải
(Suy niệm
của Lm. JB. Hoàng Văn Khanh)
Suốt tuần
I Mùa Vọng đã vang lên lời loan báo đầy hứa
hẹn của ngôn sứ Isaia về một Đấng
Thiên sai cứu độ thuộc vương triều
Đavít, mang tên gọi Emmanuel (Is 7,14), sẽ xuất
hiện như vị Thủ lãnh để giải cứu
dân Chúa khỏi vùng bóng tối (Is 9,1-5) và phục hưng dân
Chúa trong trật tự công lý và hoà bình (Is 11,1-9); bấy
giờ toàn nhân loại sẽ hành hương về
Giêrusalem để phụng thờ Giavê (Is 2,2-5). Vào
những lúc bi thảm của lịch sử, những
sấm ngôn ấy đã nung nấu nơi tâm hồn con
người niềm hy vọng tha thiết: “Trời cao hãy
đổ sương mai và ngàn mây hãy mưa vị Cứu
tinh”. Chúa nhật II Mùa Vọng hôm nay nói cho ta vị Cứu
tinh mà nhân loại ngàn năm chờ mong ấy đang
đến qua sự dọn đường của Gioan
Tẩy giả, vị ngôn sứ cuối cùng của
thời chuẩn bị, đồng thời là vị
Tiền hô loan báo và chỉ cho thấy khi Đấng
Cứu thế xuất hiện.
1. Gioan Tẩy giả là
vị Tiền hô
Gioan Tiền hô,
cũng gọi là Tẩy giả, xuất hiện trên sân
khấu cứu độ cách đặc biệt.
Đặc biệt vì ông được cưu mang và sinh
hạ cách lạ thường khi cha mẹ là Giacaria và
Elisabeth đã hết thời sinh nở (Lc 1,7). Điều
đó nói lên tình yêu vô cùng của Thiên Chúa đúng với tên
mà thiên thần đã đặt cho ông ngày truyền tin: Gioan
nghĩa là “Thiên Chúa thương”. Đặc biệt vì ông
đã được thánh hoá từ trong lòng thân mẫu
nhờ cuộc viếng thăm của Đức Maria
đang cưu mang Ngôi Lời (Lc 1,15.44). Ngày ông sinh ra,
phụ thân hết câm và mở miệng tiên báo về sứ
mệnh cao cả và định mạng của con mình (Lc
1,64.67), đến nỗi mọi người đều
sửng sốt và tự hỏi: “Rồi đây con trẻ
này sẽ thế nào ?” (Lc 1,66). Ông rút vào hoang địa
tĩnh lặng, sống đời khổ chế, ăn
châu chấu và uống mật ong rừng (Mt 3,1-4),
để trầm tư
mặc tưởng về sứ vụ sắp thi
hành. Ông xuất hiện bên bờ sông Giođan, rao giảng
và làm phép rửa sám hối chuẩn bị cho phép Rửa
của Chúa Giêsu bằng Thánh Thần để ban ơn tha
tội (Mt 3,11) Ông khiêm tốn nhận mình chỉ là
tiếng kêu trong hoang địa (Mt 3,3), là người tôi
tớ không xứng đáng cởi quai dép cho Đấng
sắp đến, Đấng có trọn quyền phán xét
(Mt 3,11), là tiền hô dọn đường cho Đấng
Thiên sai cứu độ đang đến là chính Chúa Giêsu
(Ga 1,15). Ông đã làm chứng Chúa Giêsu chính là Đấng
Thiên Chúa tuyển chọn (Ga 1,34) và chỉ cho mọi
người biết Ngài là Chiên Thiên Chúa (Ga 1,35). Thế mà
khi ngồi trong tù vì đã thẳng thắn vạch tội
nhà vua, ông đã băn khoăn sai các môn đồ
đến hỏi Chúa Giêsu là đấng phải
đến hay còn phải đợi một ai khác (Lc 7,18).
Cái chết của ông vì chân lý cũng loan báo trước cái
chết vô tội của Đấng mà ông có sứ vụ
dọn đường. Cả cuộc đời của
Gioan là một chuẩn bị và dọn đường cho
Đấng Thiên sai Giêsu xuất hiện để cứu
độ.
Giáo hội
tiếp tục bước đi trên con đường
của Gioan để thực thi sứ vụ truyền
giáo mà Giáo hội xác tín là lý do hiện hữu của mình:
“Giáo hội lữ hành, tự bản chất, là truyền
giáo”(AG 2). Kitô hữu luôn noi theo gương Gioan để
sống ơn gọi của mình là làm chứng nhân cho
Đức Kitô, giới thiệu Ngài cho mọi người
và dọn đường để Ngài đến với
mọi tâm hồn.
2. Hãy sám hối
Lời rao
giảng của Gioan gồm tóm trong câu:Hãy sám hối. Các ngôn
sứ thời Cựu ước luôn mời gọi mọi
người hãy trở về với Thiên Chúa để được
tha thứ. Khi bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu
cũng tha thiết mời gọi hãy sám hối (Mc 1,15). Ngài
truyền cho các Tông đồ hãy đi rao giảng
để mọi người sám hối mà nhận lãnh
ơn tha tội (Lc 24,47).
Hoán cải là
sự thay đổi tận căn và toàn diện: từ
não trạng, tư tưởng đến bản thân, hành
động và cuộc sống. Cuộc trở lại nào cũng
đòi phải chiến đấu cam go, cho đến lúc
được Chúa chiếm hữu qua những thanh
luyện. Chướng ngại lớn nhất của hoán
cải là tính kiêu căng, sự tự mãn cho mình là công chính
không cần ơn cứu độ, là mãi mê với sự
đời và hưởng thụ vật chất. Gioan
đã tuyên bố cách đanh thép: “Hãy làm việc lành
chứng tỏ lòng sám hối. Lưỡi rìu đã kề
sẵn gốc cây. Cây nào không sinh quả tốt, sẽ
bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3,7-10). Ông
Giakêu đã thật sự hoán cải khi sẵn sàng
đền bù gấp bốn cho những ai bị ông làm
thiệt hại, bố thí phân nữa tài sản cho kẻ
nghèo và từ bỏ tất cả để theo Chúa Giêsu (Lc
19,8). Hoán cải theo sấm ngôn Isaia là lấp đầy
những hố sâu của lòng ích kỷ, tham vọng và
hưởng thụ, là bạt đi những đồi cao
của kiêu căng tự mãn, là uốn cho ngay những quanh
co lươn lẹo trong tư tưởng và hành
động dối trá, để có thể đón nhận
Đấng Cứu thế và sống tình liên đới
huynh đệ với mọi người.
Kết luận
Hãy hoán cải.
Hãy thành tâm trở về với Chúa, nổ lực tìm
kiếm Người, nhiệt thành đáp ứng lời
mời gọi sám hối bằng việc thực thi
đức bác ái là giềng mối trọn lành (Cl 3,14) và là
sự chu toàn mọi lề luật (Rm 13,10). Đó là
điều kiện tiên quyết để dọn
đường Chúa đến trong tâm hồn và đời
sống của mình và của mọi người.
|