Sống tỉnh thức
– Lm Jos. Tạ Duy Tuyền
Người Việt Nam có câu "nước tới chân mới nhảy"
thì quá trễ. Người Miền Trung đã quá
thấm thía câu nói này qua những ngày tháng lũ
lụt kéo dài suốt gần 1 tháng qua. Không có
lương thực dự trữ, đa phần phải
sống trong cảnh thiếu thốn, bữa no bữa
đói. Có những nơi chỉ còn
biết trông chờ ở những đoàn cứu trợ
từ khắp nơi mang đến. Không ai nghĩ
rằng lũ lụt lại quá kinh
khủng như vậy. Thế nên, họ vẫn ăn
uống, vẫn vui chơi, vẫn không cần tích trữ
cho ngày mai. Họ đâu ngờ rằng có những ngày
"gạo quế củi châu", khiến họ phải
đói khổ cơ hàn, để rồi phải ngửa
tay van xin lòng thương xót của người khác. Họ
đâu ngờ rằng những gì họ tích luỹ, cất
dấu lại bị nước cuốn trôi và trở nên
trắng tay lại hoàn trắng tay. Xem ra
trên thế gian này chẳng có gì an toàn, chẳng có gì
trường cửu. Tất cả đều mong manh,
kể cả kiếp người cũng mong manh như loài
hoa trước gió, đến độ "một cơn
gió thoảng cũng làm nó biến đi. Nơi
nó mọc cũng không còn mang vết tích".
Hôm
nay, Lời Chúa nhắc nhở chúng ta hãy tỉnh thức
đừng để ngày khốn đốn xảy
đến mà chẳng hay biết gì, như "thời ông
Noe, người ta vẫn ăn uống,
vẫn cưới vợ, lấy chồng". Người ta tưởng rằng thế
giới mãi mãi là thế, chẳng có gì thay đổi,
chẳng có gì phải lo, phải sợ. Chỉ
có một mình Noe, ông đã vượt ra khỏi thói quen
của mọi người. Một mình
ông đóng tàu. Một mình ông chuẩn bị
đối phó với tai hoạ sẽ
xảy đến cho ông và cho toàn thế giới. Và vì
vậy, cũng chỉ một mình ông và gia đình lên tàu, còn
những người khác vẫn ăn uống, vẫn
đàn hát cho đến khi cơn hồng thủy
đến và nhậm chìm vạn vật và hàng triệu sinh
linh trên mặt địa cầu.
Mùa vọng là mùa đợi chờ, mùa
trông mong. Người ta
trông mong quà cáp, thư từ, tiền
lương, xum họp gia đình nhân dịp lễ Noel. Người tìn hữu được mời
gọi trông mong ngày Chúa quang lâm. Ngày đó
sẽ đến, nhưng không biết khoảng thời
gian nào. Ngày đó sẽ đến
như kẻ trộm. Ngày đó sẽ
đến một cách bất chợt và thình lình.
Sự khôn ngoan luôn nhắc nhở chúng ta là hãy tỉnh
thức để luôn sẵn sàng đón chờ ngày đó
sẽ đến.
Ngày xưa có một ông cụ già cố
cứu kinh thành Sôđôm khỏi bị Chúa tiêu diệt
bằng cách mỗi ngày đi gặp người dân trong
thành để cảnh cáo và kêu gọi mọi người
tin Chúa, thờ Chúa cho khỏi bị tiêu diệt. Không ai chịu nghe lời ông cụ mà còn chế
diễu là mê tín dị đoan nữa. Ông cụ
vẫn bền chí đi hết nhà này sang nhà nọ
để kêu gọi họ thống hối ăn năn. Thấy chuyện vô tích sự của
cụ, nên có người hỏi:
-
Tại sao cụ nói cho họ
biết làm gì cho mệt. Họ có nghe cụ và thay
đổi gì đâu? Nói với họ cũng như
nước đổ đầu vịt!
Ông cụ bình tĩnh đáp:
-
Có lẽ tôi không thuyết
phục nổi ai, cũng không thay đổi
được ai đâu. Nhưng làm như thế cũng
là giúp tôi, đừng lao vào cuộc sống sa
đoạ như họ.
Câu truyện kể trên chỉ là một
dụ ngôn. Nhưng
trên thực tế ông Lót ngày xưa sống trong kinh thành
Sôđôm. Chính là ông già đó.
Trong thư thứ hai của thánh Phêrô có ghi rằng:
"Chúa cứu Lót ra khỏi Sôđôm vì ông là người
công chính, tâm hồn luôn luôn bị dày vò vì những cảnh
đồi bại luân lý diễn ra hàng ngày quanh mình.
Ông Lót sinh sống tại vùng Sôđôma. Khi Sôđôma bị các
nước lân bang xâm chiếm, Lót bị bắt đi.
Abraham là chú phải ra tay tiếp cứu
Lót. Nhưng Lót vẫn về sống ở
kinh thành Sôđôma. Khi Chúa quyết định giáng tai
họa xuống kính thành Sôđôma, Abraham đã cầu xin
Chúa giải cứu, nhưng vì Sôđôma không có đến
mười người kính thờ Chúa, nên đã bị tiêu
diệt. Trước khi tai họa
xảy ra, có hai thiên sứ của Chúa đến giải
cứu Lót. Nhưng ông ta vẫn còn lần
lữa. Khi đã ra khỏi Sôđôm, bà
vợ ông Lót còn ngoái lại nhìn và đã bị biến thành
tượng muối.
Vâng,
trong thế giới ngày nay, tình trạng sa
đoạ và trụy lạc ngày càng nhiều và lan rộng,
đến độ người ta cho rằng phải
sống đồi trụy mới là tiến bộ.
Chẳng hạn như: quan hệ trước hôn nhân,
đồng tính luyến ái, ngoại tình, phá thai và các sách
báo, phim, băng hình đồi trụy mỗi ngày
đều gia tăng, mặc dù cơn đại dịch
Sida, aid đã tiêu diệt hàng trăm ngàn người
mỗi năm, thế nhưng nhiều người vẫn
nhắm mắt làm ngơ, vẫn lao vào cuộc sống
hưởng thụ, sa đoạ, bất chấp lề
luật, bất chấp tai họa. Cuộc sống sa
đoạ đến mức Đức Thánh Cha Gioan Phaolo
II đã than thở rằng: "cái đáng buồn của
thế giới ngày này, đó chính là mất ý thức về
tội, người ta không còn nghĩ đến tội
phúc, và cũng chẳng cần nghĩ đến danh dự
của phẩm giá con người, người ta chỉ
cần thoả mãn nhu cầu dục vọng của mình
đến độ bất chấp cả lề luật
mà Thượng Đế đã an bài".
Là
người tin Chúa sống trong xã hội băng hoại,
ta cần cẩn thận. Phải nói về Chúa cho
đồng bào mình vì nếu không, chính chúng ta sẽ thay
đổi theo chiều đồi
trụy. Đó chính là phương cách bảo
vệ niềm tin Chúa và đưa người khác
đến với Chúa. Nếu không làm như vậy,
không mấy lúc mà ta sẽ thay đổi theo
với xu hướng tục hoá của xã hội, chứ
không phải xã hội chung quanh thay đổi vì ta.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta
luôn tỉnh thức trong từng giờ từng phút. Tỉnh
thức để vượt ra khỏi những cám dỗ
của danh lợi thú, của những đam mê thấp hèn,
hầu xứng đáng là người tôi trung luôn cầm
đèn dẫn dắt anh em đi trong chân lý và hồng ân của Chúa. Amen.
|