Niềm
vui
Tại chùa Tô Châu, có
một nhà sư tên là Viên Phủ Trung, tu hành đắc
đạo, nhà sư thường bày trên án thư,
trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng
gỗ bạch đàn, dài độ 5 tấc, có một cái
nắp đậy mở được.
Khách đến
chơi trông thấy cười nói rằng:
-
Ngài
chế ra cái này dùng để làm gì?
Vị sư trả
lời:
-
Người
ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta
thực lấy làm lạ: người đời ai ai
cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc thị
hiếu lo buồn vất vả suốt đời,
chẳng biết cái chết là gì. Như ta đây, mỗi
khi có việc không được như ý, ta cầm lấy
cái này mà ngắm xem, là tức khắc trong lòng
được yên ổn, mà muôn nghìn sự tư lự
đều biến tan đi. Nhà sư Viên Phủ Trung
quả là một con người biết tỉnh thức:
Tỉnh thức là
biết nhìn xa trông rộng; nhìn tới cùng đích của kiếp
người là cái chết, trông đến mục tiêu
của nhân sinh là nước trời.
Tỉnh thức là
biết lo trước nghĩ xa, vì không lo xa ắt có
buồn gần. Bỏ cái lợi nhỏ
trước mắt để được cái lợi
lớn ở tương lai.
Tỉnh thức là
biết phải hành động tốt đẹp cho hôm
nay, để chờ đón bao phúc lộc, vạn hạnh
cho ngày mai.
“Anh em hãy tỉnh
thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ
đến” (Mt 24,42).
Tỉnh thức
để chờ đón Chúa đến thì còn gì vui
sướng hơn. Tỉnh thức để
chuẩn bị cho cuộc hạnh ngộ thì còn gì hạnh
phúc bằng. Tuy nhiên, con người lại hay mê
ngủ: tinh thần thì mau mắn nhưng xác thịt thì
lại nặng nề.
Sợ rằng khi
Chúa đến họ lại chẳng đủ sức
để tỉnh thức ra đón Người. Thấu hiểu thân
phận yếu của con người nên Chúa đã khuyên
dạy: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không
ngờ thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44).
“Lúc Con Người
đến” chính là ngày tận thế, ngày Chúa quang lâm, và
cũng chính là giờ chết của mỗi người. Ngày ấy chắc
chắn phải đến, nhưng thật trớ trêu là
nó lại đến một cách bất ngờ: bất
ngờ như biến cố đại hồng thủy
thời ông Noe, bất ngờ như kẻ trộm đêm
khuya đột kích vào nhà. Chẳng bao giờ
kẻ trộm gọi điện thoại báo trước
giờ nó đến, vì vũ khí của hắn là sự
bất ngờ. Chỉ có một cách duy nhất
để tai họa khỏi chộp
xuống đầu chúng ta như “tiếng sấm đánh
không kịp bịt tai”, là chúng ta luôn tỉnh thức và
sẵn sàng trong ơn nghĩa Chúa.
Con người có một nhược
điểm hết sức phổ biến, là luôn cho
rằng vẫn còn ngày mai để chuẩn bị, còn ngày
mai để sám hối ăn năn, còn
ngày mai để thay đổi nếp sống. Nhưng có một kinh nghiệm hết sức chua
xót đã từng đổ ập xuống bao người
là ngày mai ấy không bao giờ trở lại. Chần chừ, khất lần chính là cơn cám
dỗ hiểm độc nhất của ma quỉ.
Xin đừng để quá muộn! Muốn
vậy hãy tỉnh thức và đợi chờ.
Mùa Vọng là mùa
của đợi chờ:
Không phải
đợi chờ trong mỏi mòn, day dứt khôn nguôi
nhưng là đợi chờ trong niềm hy vọng. Không
phải đợi chờ mà không làm gì cả, nhưng là làm
việc trong đợi chờ. Không
phải đợi chờ một ai đó, nhưng là
đợi chờ chính Con Thiên Chúa.
Chờ đợi như thế chính là
tỉnh thức, là sẵn sàng, là mở đường
về tới nước trời. Chờ đợi
như thế chính là chung tay xây dựng
một thế giới công bằng và yêu thương, an vui
và hạnh phúc. Chờ đợi như
thế thì ngày Chúa đến không còn là bất ngờ
đáng sợ, nhưng lại là niềm vui bất ngờ.
Vui vì Chúa chúng ta
đã toàn thắng vinh quang. Vui vì bao con người được
ơn cứu rỗi. Vui vì vũ trụ này
đã được giải thoát. Vui vì
“trời mới đất mới” sẽ mở ra, dẫn
đưa chúng ta vào nơi vĩnh phúc.
|