Israel mong chờ Đấng Thiên Sai (Messia) --- Suy niệm của Ủy Ban Kinh Thánh –
HĐGMVN
(Trích từ ‘http://www.kinhthanhvn.org’)
Đức
Giêsu đã đến xưa kia, sẽ
đến vào ngày Quang Lâm và vẫn đang đến
mỗi ngày. Cần biết đón tiếp
Người đến dưới bất cứ dạng
nào. Năm Phụng vụ mới lại bắt
đầu bằng Mùa Vọng với tâm tình chuẩn
bị, đón chờ ngày Chúa đến: Chúa đến
trong ngày lễ Giáng Sinh sắp tới, nhưng căn
bản là ngày Chúa quang lâm: Chúa sẽ trở lại trong vinh
quang vào ngày thế tận, như lời tuyên xưng
hằng ngày trong Thánh lễ: Lạy Chúa, chúng con loan
truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng
việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại
đến.
1. Israel mong chờ Đấng Thiên Sai (Messia)
Do-Thái, dân tuyển chọn, lúc ấy
đang sống trong thời kỳ bi thảm về chính
trị, xã hội lẫn tôn giáo. Phương Bắc đã hoàn toàn
bị đế quốc Assyri tiêu diệt (721),
Phương Nam, tức đất nước Giuđa, sống
dưới sức ép của đế quốc Babylone
đang hăm he thôn tính. Xã hội đầy những
bất công, áp bức và chèn ép: người giàu cứ phè
phỡn hưởng thụ trong khi dân nghèo bị bỏ
rơi và khốn khổ. Tôn giáo lỏng lẻo, pha trộn, vụ hình thức. Chính trong
thời buổi nhiễu nhương và thất vọng
ấy, sấm ngôn Nathan (2S 7,14) về việc Thiên Chúa
hứa sẽ bảo đảm cho vương triều
Đavít được miên trường khơi dậy
trong lòng người nỗi mong chờ một vị Thiên
Sai thuộc dòng tộc Đavít xuất hiện để
giải cứu và phục hưng đất nước.
Ngôn sứ Isaia cổ võ thêm cho sự mong chờ ấy
bằng lời sấm đầy tràn hy vọng về
đấng Emmanuel: “Này đây một trinh nữ sẽ
thụ thai và hạ sinh một con trai, đặt tên là
Emmanuel” (Is 7,14). Vị ngôn sứ còn loan
báo một cuộc hành hương vĩ đại vào
thời thiên sai: mọi dân nước trên mặt
đất sẽ tiến về Giêrusalem, tập trung quanh Israel, để nhận biết và phụng
thờ Giavê (Is 2,2-5; x. Mk 4,1-5). Niềm hy
vọng vội tan biến khi Israel bị Babylone xâm lăng
và bị lưu đày (587). Nếu
trước đây Thiên Chúa đã giải thoát họ
khỏi ách nô lệ Ai-Cập, giờ đây Người
lại giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày
để họ được hồi hương tái
thiết Đền Thờ và đất nước.
Một lần nữa, hy vọng lại dâng cao với
sự mong chờ vị Thiên Sai Ngôn sứ mà trước
đây Môsê đã từng loan báo (Đnl 18,18).
Đấng Thiên Sai Ngôn sứ này là người Tôi trung
của Giavê mà Isaia II đã phác hoạ là người
được Thiên Chúa tuyển chọn và ban tràn
đầy Thần Khí, sẽ phải chịu nhiều
đau khổ và chịu chết để cứu
độ dân Người. Hy vọng và mong chờ vẫn
kéo dài cho đến lúc người ta lại chuyển sang
việc mong đợi Con Người, một nhân vật
thiên quốc mà Daniel mô tả là Đấng ngồi bên
hữu Thiên Chúa, được Thiên Chúa trao cho toàn quyền
chung thẩm nhân loại (Dn 7,13-14). Trong
từng giai đoạn, Israel lại mong chờ vị
Thiên Sai cứu tinh. Niềm hy vọng mong chờ đó đã nâng
đỡ dân trong suốt thời kỳ đầy
thảm hoạ. Sống là hy vọng và
mong chờ. Suốt thời kỳ đầu của
Giáo Hội tiên khởi, giữa trăm chiều thử
thách, các tín hữu hằng mong chờ ngày Chúa trở
lại và tha thiết kêu xin: Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin hãy
đến!
2.
Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai đã đến hoàn
tất niềm mong đợi Cựu Ước
Giữa lúc nhân loại đang chìm sâu
trong đêm tối của lầm lạc và tội lỗi,
khát mong ơn cứu độ. Khi Israel đang mòn mỏi mong
chờ vị Thiên sai đến giải thoát. Một vì sao sáng xé ngang màn đêm. Ánh
sáng xuất hiện. Thiên Chúa đã nhập thể
đến giữa loài người, mang tên gọi Emmanuel,
nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1,23).
Loài người khát khao cứu độ,
nhưng nhận biết mình hoàn toàn bất lực, chỉ
còn biết trông đợi ở Chúa. Con người
không thể lên được với Thiên Chúa thì Thiên Chúa
lại xuống với con người. Thánh Gioan viết:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con
Một, để ai tin vào Con của Người thì
khỏi phải chết, nhưng được sống
muôn đời” (Ga 3,16). Người Con một ấy chính
là Ngôi Lời vĩnh cữu đã trở nên người
phàm (Ga 1,1.14), sinh bởi một
người nữ và sống dưới Lề Luật
để cứu những ai đang sống dưới
Lề Luật, hầu cho họ được ơn làm
nghĩa tử (Gl 4,4-5). Đó là lần
thứ nhất Thiên Chúa xuống trong lịch sử mà ta vui
mừng tưởng niệm trong ngày lễ Giáng Sinh.
Lễ Giáng Sinh sắp đến, hãy chuẩn bị tâm
hồn để đón nhận Chúa đến với ta,
mang niềm vui, an bình và cứu
độ.
3.
Hướng về ngày Quang Lâm
Tưởng
niệm không phải chỉ là một hoài niệm quá
khứ, nhưng căn bản là hiện tại hoá việc
Chúa đến hôm nay trong mỗi giây phút cuộc sống và
nhất là hướng lòng về ngày Chúa quang lâm khi niên cùng
nguyệt tận để phán xét toàn nhân loại. Lúc
ấy Người sẽ phân định sự sống
đời đời cho những người lành và án phạt muôn đời cho những kẻ
dữ là những ai khi sống nơi dương thế
đã chối từ Thiên Chúa để đặt mình
dưới quyền thống trị của ma quỷ và
tội lỗi.
Ngày Chúa quang lâm thật bất ngờ,
không ai biết trước được sẽ xảy
đến lúc nào. Vì
thế, Chúa dạy phải sẵn sàng tỉnh thức
như người đầy tớ khôn ngoan chờ
đợi chủ về vào lúc đêm khuya, hoặc như
các trinh nữ khôn ngoan chờ đợi chàng rễ
đến chậm, như người quản gia trung tín
luôn biết chu toàn bổn phận khi chủ vắng nhà.
“Hãy cầm đèn cháy sáng trong tay và hãy thắt lưng
như người chờ đợi chủ về
”. Hình ảnh Hồng thuỷ và Sôđôma luôn là một
cảnh tỉnh con người trong cuộc sống
cần biết hướng về ngày thế tận,
chứ không phải sống như thể trần gian và
hiện tại là tất cả. Cuộc
sống hiện tại là một chuẩn bị và xác
định cho định mệnh cuối cùng. Chúa
Giêsu đã có lần cảnh cáo qua dụ ngôn người
giàu khờ dại: “Không phải sự sung túc của
cải đời này đảm bảo hạnh phúc
đời đời” (Lc 12,15). Thánh
Phaolô khuyên: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy
loại bỏ mọi hành vi ám muội và mang lấy khí
giới ánh sáng để chiến đấu...” (Rm 13,11-14).
4. Chúa
vẫn đến mỗi ngày
Ngày Quang Lâm vào lúc thế tận sẽ
rất bất ngờ.
Sự chuẩn bị sẵn sàng được xác
định qua tư cách biết đón Chúa đến
mỗi ngày trong cuộc sống hiện tại. Sách
Khải huyền viết: “Phúc cho ai chết trong ân nghĩa của Chúa”. Nhưng để
chết trong ân nghĩa thì phải
biết sống trong ân nghĩa. Chúa
đứng ngoài cửa và gõ; ai sẵn lòng mở,
Người sẽ vào và dự bàn tiệc với
người ấy.
-
Chúa
đến và đối thoại với ta trong Kinh Thánh. Hãy
biết lắng nghe, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
-
Chúa
đến và ở giữa chúng ta trong Thánh Thể bằng
tất cả tình yêu tự hiến, và trở nên Bánh
hằng sống nuôi dưỡng ta trên bước
đường lữ thứ tiến về nhà Cha. Hãy siêng
năng tham dự thánh lễ và rước lễ, hãy chiêm
ngắm, tôn thờ và sống bí tích Thánh Thể.
-
Chúa
đến trong anh em: “Sự gì các ngươi làm cho một
anh em bé mọn là làm cho chính Ta” (Mt 25,40).
Trọn cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu
là yêu thương và phục vụ hết tình và hết
mình. Người đã rửa chân cho các môn đệ trong
bữa Tiệc ly như mẫu gương của sự
phục vụ khiêm tốn và vô vị lợi (Ga 13,14-15). Người đã yêu thương
đến tận cùng, đến chết trên thập giá.
Hãy sống yêu thương và phục vụ vì đó là
lề luật quan trọng nhất và là dấu chỉ
của người môn đệ Chúa Giêsu (Ga 13,34-35).
|