Chia sẻ sự
bất
lực
của
chúng ta
Đức Giêsu đã nhìn
thấy thành Giêrusalem sẽ bị tàn phá.
Người tiên đoán Đền Thờ lộng lẫy sẽ chỉ còn là
đống gạch vụn. Đối với người Do Thái bình thường
điều đó dường như không thể xảy ra, thậm
chí không thể nghĩ đến được.
Đây không phải là một
công trình bình thường. Đền Thờ tượng trưng cho toàn bộ
hệ thống thờ phượng của người Do Thái.
Lời tiên tri của Chúa Giêsu đã
thành sự thật từng chữ một. Giêrusalem đã bị người La Mã tàn phá
năm 70 trước
công nguyên sau một cuộc
bao vây kéo
dài. Một triệu người đã bị giết chết hoặc bị chết đói trong cuộc vây hãm kéo
dài. Đền Thờ bị đốt cháy đến tận nền móng.
Đức Giêsu muốn cứu thành Giêrusalem mà Người
yêu mến nhưng không thể làm được.
Có lần Người đã khóc và nói
rằng: “Giêrusalem! Giêrusalem! Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái các ngươi lại, như gà mẹ tập
hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi
không chịu”.
Thật khủng khiếp khi ở bên giường một người bạn đang đau khổ hoặc hấp hối mà không thể
nào cứu được người
ấy. Chúng ta cảm thấy
không tương xứng. Thông thường chúng ta không còn
gì để nói nữa. Nhưng biết rằng Đức Giêsu chia sẻ
sự bất lực của chúng ta quả
là một điều an ủi. Người cảm thấy như chúng ta cảm
thấy, nhưng Người không bỏ đi. Trong những trường hợp như thế, tác vụ duy
nhất của chúng ta đơn
thuần là có mặt. Cả
khi mà điều
đó có khó khăn, đó là việc
quan trọng và quý giá.
Giống như Đức Maria ở dưới
chân thập giá, chúng ta
phải ở lại
với người đau khổ và hấp hối.
Một sự hiện diện làm yên lòng
và nâng đỡ
người có ý nghĩa bằng cả thế giới đối với người chịu đau khổ.
Leonard Cheshire là một phi công nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II. Cuối cuộc chiến, ông rời bỏ
nước Đức.
Ông cảm thấy ghê tởm chiến tranh và muốn
làm một điều gì đó tốt đẹp hơn với phần còn lại của
cuộc đời mình. Sau cùng,
ông quyết định cống hiến đời mình để giúp những người bệnh tật. Người đầu tiên được gởi đến ông là một người
đàn ông có tên là
Arthur. Ông này sắp chết vì bệnh ung
thư. Cheshire
cảm thấy hoàn toàn bất
lực, nhưng ông quyết định đem lại điều duy nhất mà ông có
thể, đó là tình bằng
hữu.
Suốt mấy tháng cuối đời của Arthur, một tương quan cao thượng đã phát triển
giữa hai người. Arthur chịu
nhiều đau đớn. Những đêm dài là
những lúc cô đơn nhất. Khi cơn bệnh trở nên trầm
trọng. Cheshire
đặt một tấm nệm bên ngoài phòng
ngủ của Arthur và ngủ ở đó. Ông đưa
cho Arthur một cái chuông nhỏ
cầm tay mà Arthur có thể
rung lên bất cứ lúc nào
ông này cần.
Có một
người hiện
diện bên cạnh mình, quan tâm đến
mình một cách sâu xa
tạo nên một thế giới khác cho Arthur, cả khi sự hiện
diện ấy không cắt đi cơn đau hoặc làm ngưng lại tiến trình dẫn đến cái chết. Dù Arthur là người đơn sơ nhưng ông đã chết với phẩm cách to lớn. Vốn là một
người Công giáo bỏ đạo,
trong những tháng cuối đời, ông đã tìm lại
được đức
tin, và có được sự thanh thản làm cho ông
trở thành một con người khác hẳn con người ông vẫn thế cho tới lúc
đó. Nhờ có gương sáng của Arthur, chính Cheshire đã trở thành con người Công giáo.
Khi người
đau bệnh biết có người
chăm sóc mình điều đó tạo nên một thế
giới khác cho người ấy. Nó cứu
người ấy khỏi viễn cảnh đáng sợ phải chết một mình và bị
bỏ rơi.
Để làm loại tác vụ ấy,
người ta không cần có các kỹ
năng đặc biệt. Chỉ cần có lòng
yêu thương. Những người thật sự yêu thương sẽ đem lại cho người
đau bệnh sức mạnh không thể đo lường hết, chỉ bằng việc họ có mặt,
đứng kế bên. Và trong
một thế giới ở đó tính vị kỷ
lan tràn thì yêu thương
là cách tốt
nhất để làm chứng cho Đức Kitô và cho
Tin Mừng.
|