CUỘC
HOÁN CẢI CỦA ÔNG GIAKÊU
Chúng ta đã thấy những liên
hệ chặt chẽ gắn liền trình thuật này
với trình thuật trước. Lần
này hoạt cảnh diễn ra khi Chúa Giêsu đi ngang qua Giêricô.
Nhân vật ở đây không phải là kẻ vô danh và ông ta
nổi bật trước hết bởi hai điểm
trong địa vị xã hội của ông ta, làm cho
độc giả do dự không biết phần cuối
cùng của câu chuyện sẽ ra sao. Giakêu thuộc thành
phần những tội nhân công khai và những người
thu thuế (ông lại đứng đầu những
người thu thuế), một nhóm người mà Chúa Giêsu
giao du và hay dùng bữa với (5,29tt; 15,1tt); ông là một
trong những người mà Luca đưa ra như một
mô hình của tội nhân ăn năn sám hối (18,13-14).
Nhưng phần khác, ông ta giàu có và chúng ta đã nhận
thấy, như ở 18,18-27 về
một thủ lãnh rất giàu, trở ngại mà tiền
bạc gây ra cho lời đáp lại tiếng gọi
của Tin Mừng.
Nhưng trở ngại đầu tiên
mà Giakêu gặp chính là sự hiện diện của đám
đông (cc.1-6). Như ở 18,39, họ chắn mất tầm nhìn của
ông và, bởi lẽ ông lùn (một nét về thể lý)
họ làm cho ông không thấy được Chúa Giêsu là ai và
dĩ nhiên, Chúa Giêsu cũng không trông thấy ông. Như
một đứa con nít, ông thủ lãnh thu
thuế chạy leo lên một cành cây: ông biết đúng lúc
điều phải làm, tuy rằng không hợp với
địa vị xã hội và phẩm giá của ông. Kết
quả vượt quá một cách ấn định lúc
khởi đầu: và kìa Chúa Giêsu nhìn lên. Sáng kiến đầu
tiên của Ngài được nối tiếp ngay bằng
một sáng kiến thứ hai. Ngài tự ý
muốn đến nhà ông Giakêu. Dù sao, ông
này không chỉ ước ao nhìn thấy Chúa Giêsu chứa
đựng những thông tin thần học quan trọng
khác. Việc Ngài dùng bữa tối và qua đêm tại
nhà người thủ lãnh những người thu thuế là thuộc về kế hoạch
cứu độ của Thiên Chúa (Tôi phải…). Và hôm nay
của cuộc viếng thăm này –được nhấn
mạnh do việc lặp lại động từ vội
vàng- cho thấy loé lên một “hôm nay” khác, là chính “hôm nay”
của ơn cứu độ (x. 4,21; 5,26). Có điều
gì đó làm ông Giakêu mừng rỡ!
Chính lúc đó, nổi lên một chướng ngại
mới phải vượt qua (cc. 7,10).
Việc Chúa Giêsu vào trọ một người tội
lỗi gây ra một phản ứng: mọi người
xầm xì, phản đối chống lại cách hành
xử của Chúa Giêsu, như vậy là họ lặp
lại thái độ của các người Pharisêu và kinh
sư trước hai hoàn cảnh giống hệt nhau (5,30;
15,2). Những người này cũng làm trước
những gì là phản ứng của các Kitô hữu ở
Giêrusalem lúc chống lại phêrô khi trách ông đã vào nhà
những người không chịu cắt bì và đã ăn
uống với họ (Cv 11,2-3). Điều ấy có nghĩa là sứ điệp
của câu chuyện Tin Mừng không mất đi tí nào tính
cách thời sự trong Giáo Hội sau này.
Lần thứ hai, Giakêu quyết
liệt và tức khắc làm điều phải làm. Điều
này liên hệ với tiền bạc và ở hai mức
độ. Nói với Chúa và trong khi nhận biết
Ngài là Chúa –như người mù (18,41) và
khác với ông thủ lãnh giàu có chỉ bằng lòng với
“Thầy nhân lành” (18,18)- ông tuyên bố trước hết
sẽ chia phân nửa tài sản của ông cho người
nghèo. Ông không theo lời khuyên hãy cho tất cả (x. 18,22),
nhưng ông cam kết san sẻ cách đúng mức, theo
đòi hỏi của Gioan Tẩy Giả (x. 3,11-12); ông
cũng phải đền gấp bốn, dựa trên
phần gia tài con, cho những ai ông đã làm thiệt
hại (x. Xh 21,37). Bố thí tới mức độ
lớn lao như thế và đền bù
những thiệt hại đã gây ra, đó là dấu
chỉ của một cuộc hoán cải hoàn toàn.
Tương phản với thái độ của ông nhà giàu
thật là rõ rệt (x. 18,23).
Ở câu 9, Chúa Giêsu vừa muốn nói với Giakêu,
đã trở thành một tội nhân biết sám hối,
vừa muốn nói cho tất cả những ai không chịu
đựng nổi việc Ngài đón nhận lòng hiếu
khách của một người thu thuế. Một
lần nữa Ngài nói đến ngày hôm nay; đó không còn
chỉ là ngày hôm nay của việc trú ngụ tạm
thời của ngài trong một ngôi nhà, nhưng là ngày hôm nay
của ơn cứu độ cho tất cả những ai
sống trong nhà đó. Điều ấy căn cứ
trên việc Giakêu thuộc về dòng dõi Abraham: khi ban ơn
cứu độ cho người đứng đầu
những kẻ thu thuế, Thiên Chúa đã trung thành với
lời hứa cùng tổ phụ các kẻ tin (x. 1,55-73). Giakêu đã kể như
bị loại trừ đằng sau rào cản của
đám đông, một mình lẻ loi trên cây; điều mà
ông quyết định làm với số của cải
của ông chứng tỏ ông thuộc về dân của Thiên
Chúa. Cuối cùng, Chúa Giêsu nhắc lại
đâu là sứ mệnh của Ngài. Chắc hẳn,
Ngài nói bằng những từ ngữ gần gũi với
những từ đã dùng ở 5,22.
Nhưng ở đây, Ngài thân mật ám chỉ tới Ed 34,16, theo đó chính Thiên Chúa đi tìm con chiên
bị lạc mất. Công việc của Chúa Giêsu không khác
gì công việc của Thiên Chúa (xem đã có ở 15,7).
Cách thức mà đạo Do Thái theo nhóm Pharisêu quan
niệm về ơn tha thứ được diễn
tả như sau: “Yom Kippour – Ngày đền tội” dịp
lễ long trọng, trong dịp đó con người có
thể được Chúa tha thứ, xem Lv 16- mang lại
ơn tha thứ cho những tội mà con người đã
xúc phạm đến Chúa, nhưng đối với
những lỗi lầm mà con người xúc phạm đến
người lân cận Yom Kippour không thể mang lại
ơn tha thứ bao lâu người này chưa
được người lân cận của mình tha
thứ, chưa đền bù sự thiệt hại luân lý
vật chất mà mình đã gây ra (Misnha Yoma VIII, 9).
Đối với Luca, ơn cứu độ
được Thiên Chúa ban, là sáng kiến của Thiên Chúa
(x. 18,27); nhưng để ơn cứu
độ trở thành hiện thức thì con người
cần phải đón nhận bằng việc hoán cải. Và điều này được diễn tả
cách thiết yếu bằng một hành động cụ
thể đối với người khác, và đặc
biệt là đối với người nghèo. Ở
đây, nhân danh Chúa, sáng kiến đã có được
nhờ Chúa Giêsu là vị khách từng đến thăm nhà
ông Giakêu, ông này đã đáp lại cách thích hợp, không
những là đón nhận Chúa Giêsu (c.6) mà còn là mở lòng
để đón nhận ơn cứu độ bằng
việc sám hối nữa (c.8).
|