Khiêm nhường
Chúng ta vừa
nghe thánh Luca kể lại một dụ ngôn rất hay, dụ ngôn nêu
lên hai nhân
vật tương phản, có thể nói là
hai thái cực của xã hội Do thái thời ấy: biệt phái và thu
thuế. Anh biệt phái
là hình mẫu
của người giữ đạo tốt, anh thuộc nhóm đạo hạnh.
Còn người thu thuế
là hình mẫu
của loại tội nhân công khai, bởi
thu thuế là phục vụ
nền hành chính xâm lược,
anh bị xếp vào loại
hàng ngũ bất hảo. Thế nhưng anh thu thuế lại được Đức
Giêsu khen vì anh đã
khiêm nhường.
Dụ ngôn ngày
hôm nay cũng như nhiều dụ ngôn khác
mà thánh Luca ghi lại cho
thấy rằng: Đức Giêsu luôn đứng về phía những
người tội lỗi để bênh vực, giúp đỡ họ và Ngài
luôn lên án những
người biệt
phái. Thế nhưng chúng ta hãy coi
chừng có thể mình sẽ kết án người
biệt phái ở những khía cạnh không chính đáng. Thực vậy, khi so sánh người
biệt phái: đứng, còn người thu
thuế: quì gối khi họ
cầu nguyện mà có người
cho đó là kiêu ngạo
và khiêm nhường. Thực ra đứng
khi cầu nguyện là một thái độ rất thường làm của người Do thái. Người khác nữa khi nghe lời
cầu nguyện của người biệt phái chỉ thấy anh ta cảm
tạ, tri ân
mà không van xin gì thì
cho đó là kiêu ngạo.
Chúng ta phải công
nhận đó là lời cầu
nguyện hết sức tuyệt hảo. Cầu nguyện không
chỉ để xin mà còn
để tạ ơn nữa. Vậy, Đức Giêsu không căn
cứ vào bên ngoài để
kết án
anh biệt phái.
Thế thì tại sao
người biệt
phái này bị Đức Giêsu kết án? Để trả
lời được
chúng ta nên xác định
trong dụ ngôn hôm nay ai
là nhân vật
chính: anh biệt phái hay anh thu thuế? Xin thưa cả
hai người này đều không phải là nhân vật
chính. Để ý kỹ chúng
ta sẽ thấy cả hai người đang ở trong đền thờ. Vậy nhân vật chính của dụ ngôn này là
Thiên Chúa, mà Thiên Chúa
như chúng ta đã nghe
trong bài đọc 1: “Người
là Thần chí công, không
nể mặt giàu để hại nghèo. Người
nghe kẻ oan khổ kêu
xin”. Điều đó có nghĩa là Thiên
Chúa luôn luôn lắng nghe, luôn luôn
thấu hiểu nỗi lòng của người nào cần đến
Ngài. Vậy vấn đề then chốt nằm ở chỗ: Anh thu thuế
rất cần Thiên Chúa thương
xót, trong khi anh biệt
phái không cần. Thực vậy, Phúc âm hôm nay cho
chúng ta thấy rất rõ: anh biệt
phái chỉ nhìn sau lưng
anh, anh tự mãn vì
sự quảng đại và hiệu quả của những cố gắng riêng mình, còn
anh thu thuế
thì nhìn trước mặt mình và xin
Chúa giúp; anh biệt phái nhìn chính
mình, còn anh thu thuế
nhìn vào Thiên Chúa và
đó là điều cứu vớt anh. Thay vì đặt
mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa và
phó thác bản thân cho Người, thì anh biệt
phái đã đặt Thiên Chúa trước sự hiện diện của anh và “bắt
Chúa” phải “chuẩn nhận” những gì anh có. Anh biệt
phái đã đi đến chỗ quên mất Chúa, Chúa chỉ đóng vai phụ,
còn anh mới
là vai chính.
Các việc lành thánh, đạo đức của anh biệt phái thiết nghĩ là Thiên
Chúa có ghi
nhận. Nhưng có một điều
anh quên mất là chỉ
mình Thiên Chúa mới xét đoán ai
là người công chính mà
thôi, trong khi anh đã
thay Chúa làm việc này: tự hào
về mình, tự cho mình
là “đạo đức”.
Người ta kể rằng
có một vị quan nọ
đi thăm trại giam. Các tù nhân khi thấy
ngài thì ai cũng nói
họ vô tội, họ bị oan, (trong khi việc
họ bị giam là do chính
vị quan này trước khi xét xử).
Duy chỉ có một tới
trước mặt vị quan và
nói: tôi bị tù là
đáng với tội của tôi. Nghe thấy
thế, vị quan đã tuyên
bố một câu làm mọi
người quá bất ngờ: “Tôi thấy ở đây ai cũng
vô tội, chỉ có anh
này đây là người có tội vậy
thì chúng ta phải tách
anh ta ra
khỏi đám người kia, bằng cách đem anh ra
ngoài vì sợ mọi người bị “nhiễm” bởi tội của anh”.
Trước mặt
Thiên Chúa, chúng ta hãy
sống tâm tình phó thác,
khiêm nhường như anh tội
nhân trên đây hay như anh thu thuế trong dụ ngôn. Thiên Chúa sẽ
đánh đổ niềm tự tin của những kẻ tự xưng mình “đạo đức”, nhưng cũng chính Ngài sẽ
làm cho nên
công chính những ai biết khiêm nhường, phó thác. Hiểu như thế thì mọi việc
đạo đức
chúng ta làm như: dâng
lễ, đọc kinh, ăn
chay, bố thí… có ích
gì đâu nếu chúng ta không lồng
nơi đó một tâm tình
khiêm nhường, phó thác cho
Chúa vì mình
“đã làm những việc phải làm”. Ngược lại, tội lỗi chúng ta có
đáng gì đâu đối với Chúa một khi mình
biết thống hối, tin vào lòng Chúa xót
thương và chính Chúa sẽ
nâng chúng ta lên để
ta được công chính hóa.
Họp nhau đây
để cử hành thánh lễ
“tạ ơn”, chúng ta hãy
có nơi mình sự khiêm
nhường trước
thánh nhan và như thế
ta mới có thể để
cho lòng mình trào lên
lời cầu nguyện rất tuyệt vời như thánh Augustinô: “Lạy Chúa, con xin cảm
tạ Ngài. Vì con có thể
nghĩ đến tội lỗi của mình, mà vẫn không
bị nó đè bẹp”.
|