Hài
lòng về mình hay về Thiên Chúa?
Dụ ngôn người biệt phái và người thu
thuế, nói theo ngôn từ thời nay, có thể gọi là
một tiểu luận chớp nhoáng về một sự
tương phản. Đức Giêsu dạy chúng ta thái
độ phải giữ trước mặt Thiên Chúa. Có
hai thái độ: tự mãn của người biệt
phái, ăn năn khiêm nhường của người thu
thuế. Tự mãn về mặt đạo đức,
nghĩa là hài lòng về mình, cho dẫu có ảo
tưởng, đó cũng là một cách tạ ơn Thiên
Chúa. Trái lại khiêm nhường chính là sáng suốt.
Đức Giêsu nêu rõ sự tương phản mạnh
mẽ giữa hai nhân vật tiêu biểu hai thái độ
trên. Người kết thúc dụ ngôn bằng lời
dạy về cách làm đẹp lòng Thiên Chúa. Một sắc
thái quan trọng cần ghi nhận: hai người cùng lên
đền thờ cầu nguyện. “Cầu nguyện”
ở đây là gì? Cầu nguyện là muốn
được Thiên Chúa nhìn nhận mình vô tội, mình là
kẻ lành, tức là muốn được hưởng lòng
nhân lành của Thiên Chúa. Căn cứ vào đâu mà
người biệt phái cầu nguyện? Căn cứ vào
những việc đạo đức, những việc
tuân thủ, mà thật ra trong những việc ấy
người biệt phái không phải là không tỏ ra ít
nhiều độ lượng. Còn người thu thuế
thì sao? Người này biết mình lắm tội nên chỉ
trông cậy vào chính Thiên Chúa, vào lượng từ bi, vào
tình yêu thương của Thiên Chúa. Một kẻ kể công,
một người van xin. Đó là sự khác biệt
rất có ý nghĩa giữa thái độ khép kín và tâm tình
cởi mở. Chúng ta đặt vấn đề: Thái
độ nào được Thiên Chúa từ bi nhân hậu
chúc phúc? Chúng ta phải đối xử với anh em
đồng loại như thế nào?
1)
Thiên Chúa chúc phúc cho kẻ khiêm
nhường tin cậy. Như vậy, khiêm nhường,
xét về căn bản, là mở rộng tấm lòng đón
lấy niềm vui. Hai yếu tố của khiêm
nhường là sáng suốt và tin cậy. Sáng suốt cho nên
biết rõ thực trạng lương tâm mình. Sáng suốt
cho nên khám phá ra nỗi cực khổ lớn lao của mình,
do đó có thể đâm ra thoái chí tuyệt vọng. Tuy nhiên
vì tin cậy cho nên tâm hồn không bị lay chuyển. Khám
phá ra nỗi cực khổ của mình trước con mắt
Thiên Chúa, trong khi biết rõ Thiên Chúa là tình thương
–đó là phương cách rất hữu hiệu để
được Thiên Chúa thứ tha thương xót. Nếu
chúng ta thành thật, nghĩa là thực tế quyết tâm
muốn ra khỏi hoàn cảnh khốn khổ, thì sau khi than
thở với Thiên Chúa, trên đường ra về chúng ta
được Người dõi theo với đầy lòng
nhân từ thương mến, chúng ta sẽ có
được niềm vui sâu rộng nhất.
2)
Thái độ tự mãn, hài lòng về
mình, ngang nhiên trước mặt Thiên Chúa, ngang nhiên
trước mặt tha nhân, là điều làm mất lòng
Người. Trong chúng ta ai mà không có lúc muốn cho mình là
tốt, là hoàn hảo trước mặt tha nhân? Chúng ta có
thật tâm chọn lấy thái độ khiêm nhường
làm đẹp lòng Thiên Chúa không? Chúng ta rất dễ sa vào
cơn cám dỗ muốn đề cao mình. Chúng ta làm một
trắc nghiệm: gặp trường hợp bị
người ta coi rẻ, chúng ta phản ứng thế nào?
“Chừng nào đến lúc người ta không khen ngợi
mình như mình mong đợi, mà lại làm phật ý mình, lúc
đó càng tỏ ra nhũn nhặn kiên nhẫn bao nhiêu mình
càng thật sự có những đức tính ấy bấy
nhiêu, chẳng có gì khác hơn” (thánh Phanxicô). Cũng như
khiêm nhường tin cậy thì đẹp lòng Thiên Chúa,
nhũn nhặn thành thật thì đẹp lòng người
ta. Cả hai thái độ đều mở rộng trí óc
và tâm hồn để đón tiếp, trao đổi, vui
sướng.
|