Con mắt –
Lm. Vũ Đình Tường
Mắt là đèn soi cho chúng ta. Mắt giúp quan sát, nhìn
sự việc. Có người ví von mắt là cửa sổ
của tâm hồn. Rất nhiều trường hợp hai
người cùng quan sát một sự việc, cùng dùng mắt
kết quả nhìn khác nhau. Trường hợp hai
người nghe cùng câu chuyện do một người kể,
kết quả nhận định khác nhau. Tai, mắt hay
ngũ quan không nắm vai trò chủ động trong
mọi quyết định. Mắt thấy, tai nghe là bước
mở đường cho bước kế tiếp đưa đến phán
đoán. Khi phán đoán tai mắt đóng góp bao nhiêu phần trăm?
NHÌN KHÁC NHAU
Điều chắc chắn hầu như mọi biến
cố quan trọng trong đời mỗi người nhìn
một cách khác nhau, nhận định sự việc khác nhau
mặc dù họ nhìn chung một sự kiện, nghe
cùng một câu chuyện, do một người kể nhưng phán
đoán mỗi người mỗi khác. Mắt giúp quan sát, nhìn
đi nhìn lại cũng chỉ rõ bên ngoài, không
thấu suốt nội tình, bên trong. Phán đoán dựa vào
quan sát bên ngoài để đoán những gì bên trong đưa đến
kết quả có thể là đúng cũng có thể sai. Bởi
vì đoán nên không thể quả quyết. Khi quả
quyết thì không còn đoán. Nếu đoán thì không
thể xác quyết vì có thể còn những
chuẩn đoán chính xác hơn, hợp lí hơn.
XÉT MÌNH
Phúc âm đưa ra trường hợp hai người cầu
nguyện trong đền thờ. Một được Chúa nhận
lời; một không. Cả hai cùng xét mình, nhìn
lại cách ăn, nết ở trong thời gian qua. Trong thánh
điện kết quả xét mình của hai người
đối nghịch nhau.
-
Một đứng thẳng, ưỡn ngực
cầu nguyện;
Ù một cúi mặt, đấm ngực ăn năn.
-
Một đứng gần gian cung thánh;
Ù một xa tít cuối đền thờ.
-
Một tự hào ăn ngay,
ở lành;
Ù một hối hận vì tội đã phạm.
-
Một vỗ ngực tự xưng công chính
giữ trọn luật;
Ù một đấm ngực ăn năn
xin Chúa xót thương.
Cả hai đều
nhìn vào chính mình, nhận xét về chính mình, cầu nguyện trong đền thờ.
-
Người tự nhận
là tội nhân được tôn vinh;
·
người tự tôn vinh
bị hạ xuống.
HAI NGỘ NHẬN
Tự nhận mình công chính là một
ngộ nhận lớn, bắt nguồn từ kiêu hãnh, tự phụ. Thực thi đức ái và
giữ trọn luật là nhiệm
vụ chung
mọi thành phần trong xã hội, không trừ ai. Làm xong, làm tốt nhiệm vụ được coi là công
dân tốt. Trong Giáo Hội họ là người
đầy tớ khôn ngoan và
trung thành. Hoàn thành nhiệm vụ không biến ta thành công chính. Ta trở nên công
chính nhờ Đức Kitô. Nói theo
ngôn ngữ Phúc âm hôm
nay ta được công chính hoá nhờ
lòng thương xót Chúa.
‘Lạy Thiên Chúa, xin thương
xót con là kẻ tội lỗi’.
Nhờ thành tâm thống hối, đấm ngực ăn năn sấp mình trước Thánh Nhan xin chúa
thương xót để trở nên công chính.
Như thế công chính hoá
không phải do tài năng con người
tự kiếm mà là đặc
ân Chúa
ban do khiêm nhường, thống hối, thành tâm và
tạ ơn.
Khiêm nhường
là con đường mở thêm lối
đi dẫn ta đến cùng Chúa, đưa ta tới
tha nhân. Kêu ngạo là con đường một chiều, không ngã rẽ. Đường dài mấy cũng
có cuối đường. Như thế kêu ngạo
là con đường cụt, đường dẫn đến sự chết. Người đi đường cụt bị tắc nghẽn nơi cuối đường. Không lối thoát.
Ngộ nhận thứ hai của ngưòi
tự nhận công chính là
soi mói, buôn điều. Không biết đang
đi trên đường
cụt. Đến khi
nhận ra đã cuối ngày. Kêu ngạo, tự
phụ che mất đường công chính. Tôn mình lên cao đến nỗi
chỉ nhìn thấy người, còn mình thì không. Dùng quá nhiều thời gian kháo chuyện thiên hạ. Hãy nghe anh ta nói: ‘con không như bao
kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia’.
Trong lời
cầu anh nhắc đến tạ ơn. Tạ ơn
chân thành luôn đi với
khiêm tốn. Thiếu lòng thành việc tạ ơn chỉ là
môi mép. Người tự phụ không cần Chúa vì tin vào khả năng
mình. Nhắc
đến việc tốt lành: ăn chay mỗi tuần hai lần và
công đức mười phần trăm mức thu nhập. Không thấy anh nhắc đến việc thương người nghèo, cho kẻ đói
ăn, khát uống. Không nhắc đến
thăm người đau yếu bệnh
tật. Những
người này không có trong
đời của anh có lẽ
vì ‘con không như bao kẻ
khác’
PHÚC
HỌA
Ngộ nhận xảy ra cho mọi
thời đại. Thiếu cẩn
trọng phúc biến ra hoạ,
rơi vào ngộ
nhận. Thay vì
đi xét mình,
xét tội mình thì kháo tội người, buôn điều, chỉ trích, phê bình
người khác. Tưởng như thế là
giúp người, làm đẹp lòng
Chúa. Lỗi lầm dễ
mắc phải, xét tội người
khác, cáo lỗi người khác tưởng làm như thế
là làm phúc,
giúp người trở về đường ngay nẻo chính.
Chê người
là tự phong cho mình
hay hơn. Nói xấu người
là tự cho mình tốt hơn. Chỉ trích người là tự nhận
mình đúng, người sai. Làm thế là tự
hại chính mình, đang chích cho mình
liều thuốc Pharisiêu.
|