Hãy có lòng biết
ơn
(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn
Độ)
Để được khỏi bệnh ô
uế, mười người phong cùi muốn đến
với Chúa Giêsu, nhưng căn bệnh này không cho phép
họ tới gần, nên tất cả đồng thanh kêu
lên: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!”
Hỏi họ mong đợi điều gì? Thưa họ
nuôi niềm hy vọng sẽ được chữa lành. Dù
biết rằng chỉ mình Thiên Chúa mới có thể
chữa lành bệnh phong cùi. Nhưng Vị Thầy Nazareth
đã chẳng cho con gái bà góa thành Naim sống lại đó
sao (Lc 7, 11-17)?
Đức Giêsu không đến gần
để chạm vào họ, như Ngài vẫn làm khi
chữa bệnh; Ngài cũng không phán lời thể hiện
quyền năng trên căn bệnh quái ác này. Ngài ra lệnh
tẩy sạch bệnh phong cách đơn giản.
Khi bắt họ phải đi trình diện
các tư tế ở Đền thờ lúc họ chưa
được lành sạch là Chúa Giêsu thử thách niềm
tin của họ! Họ bị thử thách hơn ông Naaman
thời Êlisê, ông phải tắm bẩy lần ở sông
Giođan. Mười người phong cùi có đức tin
thật gương mẫu, không thấy họ nói gì: không
phản đối Chúa, họ lên Giêrusalem để trình
diện các thầy tư tế như lời Ngài
truyền.
Vâng lời Đức Giêsu, họ lên
đường và đang đi thì họ được
điều họ xin. Tuy nhiên, chỉ có người
Samaritanô quay trở lại với Đức Giêsu “lớn
tiếng ngợi khen Thiên Chúa”. Sự chữa lành chín
người bệnh kia đã không thay đổi
được nhận thức của họ về Thiên
Chúa hay Đức Giêsu, dĩ nhiên tất cả đều
lành sạch, nhưng chỉ có người Samaritanô mới
nghe được Đức Giêsu nói, “lòng tin của
ngươi đã cứu chữa ngươi”.
Những người kia không thể giải
thích nổi dấu chỉ chữa lành họ là lời
mời gọi trả lại Đức Giêsu là Đấng
có quyền trên sự dữ không chỉ thể xác mà cả
linh hồn họ. Họ không biết được
rằng việc chữa bệnh thể xác là lời
mời gọi Thiên Chúa gửi đến cho họ, không còn
ở xa, nhưng tiến lại gần Đức Giêsu
để nhận lãnh nhiều hơn như: tình yêu và
ơn cứu độ chỉ mình Ngài có thể ban tặng
cho chúng ta. Đây là “đức tin cứu độ”.
Cả mười người phong cùi
được sạch, nhưng chỉ có một
người đi đến cùng việc chữa trị
căn bệnh của anh, để được
cứu. Người ta có thể nói rằng chín trong số
mười người phong cùi cần một người
cứu hộ, chỉ có người thứ mười nhận
ra Đức Giêsu là vị cứu tinh. Các nhân viên cứu
hộ là những bác sĩ, y tá và các dịch vụ khẩn
cấp xe cứu thương. Vị cứu tinh chỉ có
một là: Đức Kitô của Thiên Chúa.
Chúng ta không biến Đức Giêsu ra
“người cấp cứu” như chín người phong cùi
trong Tin Mừng hay ông Naaman người Syria, lấy làm khó
chịu khi theo quy định của Êlisa đi tắm
ở sông Jordan một điều vô thưởng vô
phạt?
Có người cầu nguyện: “Lạy Chúa,
con trải qua một kỳ thi; cha con đang ốm
bệnh; con phải đạt được bằng lái
xe... Con sẽ thắp một ngọn nến”. Chắc
chắn, thái độ này không có gì sai trái: Chính Đức
Giêsu mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện luôn; cái
đáng lo ngại nhất, là con số đông những
“người tin” vào lúc nào đó trở về với Chúa:
khi họ cần một “người cứu hộ”.
Phần còn lại, họ sẽ đi qua rất nhanh và quên
ngay Chúa...
Trái lại, người Samaritanô, anh cảm
thấy rất rõ cách thức chữa bệnh của
Đức Giêsu mà anh là một người được
hưởng: anh trở lại với Đức Giêsu,
sấp mình dưới chân và “tạ ơn Người”.
Anh không trở lại để thanh toán
một món nợ: cũng không hành động như Naaman
người Syria
xin Êlisê nhận lấy phần phúc. Ơn nhưng không
của Thiên Chúa được ban cho viên sĩ quan ngoại
giáo, kẻ thù của Israel,
mời gọi chúng ta khám phá ra đơn giản chỉ là
tình yêu Thiên Chúa dành cho dân ngoại. Người Samaritanô,
một thành viên của một dân tộc được coi
là dị giáo đối với người Do Thái, hiểu
rằng sự chữa lành anh là một ân sủng của
Thiên Chúa; hay vẫn nói là những người biết
ơn, biết phục vụ, món quà của tình yêu. Khi anh
trở lại bày tỏ lòng biết ơn của mình, tình
yêu của mình với Đức Giêsu. Chính sự gắn bó
cá nhân khiến anh trở thành môn đệ Ngài.
Người ta
kể rằng Abraham Lincoln đã dành một ngày đi
đến nơi bán người nô lệ. Thấy một
phụ nữ da đen trẻ tuổi, rất đẹp, đang
được bán. Lincoln
dạm mua. Giá tăng một cách chóng mặt, cuối cùng Lincoln chiến thắng. Người
phụ nữ trẻ đã được trao cho ông và cô
cùng ông rời khỏi chợ. Cô khinh bỉ người
thắng cuộc và tự nhủ: “Bây giờ bắt
đầu việc lạm dụng và tôi phải đau
khổ”. Lincoln ngạc nhiên nói: “Thưa cô, cô
được tự do”. “Tự do ư?” Cô ấy hỏi,
“Tự do cái gì? Để tôi muốn nói gì thì nói sao?” Lincoln trả lời “vâng thưa cô”. Cô
hỏi tiếp: “Tự do để trở nên cái mà tôi
muốn sao?” một lần nữa Lincoln trả lời “vâng đúng
vậy”. “Vậy thì” người phụ nữ nói trong
nước mắt “nếu như tôi muốn đi với
ông”.
Tin tưởng vào Chúa Giêsu là để
nhận ra Ngài là Thiên Chúa; trở nên môn đệ của
Ngài, có nghĩa là chúng ta đang ngạc nhiên về ơn
cứu độ nhưng không Thiên Chúa ban cho chúng ta, chúng ta
không thể sống không có Chúa được; mỗi ngày
chúng ta cảm thấy cần đào sâu hơn mối
tương quan với Chúa. Nếu mỗi Chúa nhật chúng
ta cùng nhau qui tụ, lắng nghe Lời Chúa và rước
Mình Máu cực thánh Chúa, không phải để
được chữa lành khỏi bệnh phong tội
lỗi sao?
Trong bài giảng tại Vienne,
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI qui chiếu vào các
vị tử đạo của Abitene, bị bắt trong
khi cử hành Thánh lễ ngày Chúa nhật. Các thẩm phán
hỏi lý do tại sao họ đã vi phạm cấm hy sinh
đời họ, các Kitô hữu đã trả lời:
“Nếu không có món quà của Chúa, chúng tôi không thể
sống được”. Đức Thánh Cha nhận xét:
“Đối với các Kitô hữu, cử hành Thánh Lễ Chúa
nhật là một điều cần thiết nội tâm.
Không có ai nâng đỡ đời sống của chúng ta,
cuộc sống tự nó là trống rỗng. Chúng ta cũng
vậy, chúng ta cần phải liên hệ với Chúa
Phục Sinh, Người nâng đỡ chúng ta sau khi
chết. Chúng ta cần gặp gỡ và qui tụ nhau
lại, cần có một không gian tự do, giúp chúng ta nhìn xa
hơn sự nhộn nhịp của cuộc sống hàng
ngày hướng đến tình yêu sáng tạo của Thiên
Chúa, mà chúng ta đến và bước đi”.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết rằng
ơn cứu độ ban xuống ở cuối chặng
đường khi chúng ta bắt đầu bước
đi, hãy ý thực về sự chữa lành do Đức
Kitô thực hiện trong đời sống chúng ta, chúng ta
trở lại để tạ ơn Ngài.
Cử hành “Thánh Thể” đúng hơn là tạ
ơn, Chúa đã chứng tỏ sự hiện diện
của Ngài bên cạnh chúng ta. Để chia sẻ trong Bánh
và Rượu đã được truyền phép, sự
sống của chính Đức Giêsu, Đấng làm cho chúng
ta tham dự vào tương quan tình yêu hiệp nhất giữa
Chúa Cha và Thánh Thần. Amen.
|