Phục vụ Thiên
Chúa vì yêu thương
(Trích dẫn
từ ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’ –
McCarthy)
Trong số những người có
đạo, có một xu hướng nghĩ rằng Thiên
Chúa phải ban cho họ một điều gì đó. Họ tưởng
tượng Thiên Chúa như một ông chủ điển
hình. Nếu chúng ta thực hiện xong công việc thì theo lẽ công bằng, ông chủ trả
tiền lương cho chúng ta. Thiên Chúa ban cho
chúng ta phần thưởng thiên đàng vì chúng ta đã trung
tín phục vụ Người khi ở trần gian. Đây là thái độ rất dễ hiểu.
Nhưng nó đưa ra một thái độ
làm thuê, vụ lợi vào điều mà chủ yếu
phải được xem là một việc làm yêu
thương giữa Thiên Chúa và chúng ta. Mặt
khác, nó hoàn toàn không giống với Tin Mừng.
Sự
thật nổi bật là: chúng ta không bao giờ có thể
đặt Thiên Chúa trong tư thế mắc nợ chúng ta. Đức Giêsu nói rằng dù khi chúng ta đã làm
hết mọi việc mà chúng ta hy vọng làm
được (và ai trong ta dám liều lĩnh xác nhận
điều đó?) Chúng ta cũng không
thể đưa ra bất cứ đòi hỏi nào với
Thiên Chúa. Trong thời đại của
Đức Giêsu, đạo Do thái đã bị ý
tưởng công nghiệp chi phối. Đức
Giêsu đã đối đầu với thái độ
đó.
Chân
lý nền tảng về Kitô giáo là chúng ta có một tôn giáo
của ân sủng chứ không phải
một tôn giáo của công nghiệp. Sự
cứu chuộc không thể kiếm được. Chúng ta không bao giờ có thể cho rằng Thiên Chúa
mắc nợ chúng ta. Nhưng chúng ta
cũng không nên có quan niệm đó. Thiên
Chúa là Cha chúng ta. Chúng ta là con cái của Người.
Con cái không thực hiện ý muốn của cha mình
để được thưởng công. Chúng
làm điều đó bởi vì chúng muốn cố gắng
đáp lại tình yêu thương của người cha
dành cho chúng.
Quả là một niềm vui lớn khi
chúng ta khám phá rằng không phải chúng ta không cần
chứng tỏ mình với Thiên Chúa. Không phải chúng ta
kiếm được tình yêu Thiên Chúa. Thiên
Chúa yêu thương chúng ta từ lâu trước khi chúng ta
có thể làm một điều gì đó xứng đáng
với tình yêu đó. Và Người yêu
thương chúng ta cả khi chúng ta là những tội nhân.
Nhiệm vụ của chúng ta là đáp lại
tình yêu Thiên Chúa.
Chúng
ta không giữ các giới răn để Thiên Chúa sẽ
yêu thương chúng ta; chúng ta giữ các giới răn
bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Tin Mừng có
thể được tóm tắt như sau: Một Thiên Chúa
quảng đại muốn các môn đệ phục vụ
Người vì yêu thương không phải vì bổn
phận. Vì thế, đức tin không
đủ; chúng ta cũng cần có tình yêu. Trong khi đức tin làm cho mọi việc có
thể, tình yêu làm cho mọi việc dễ dàng.
Các
công việc quảng đại nhất và anh hùng nhất
trong đời sống là những công việc hoàn thành,
không phải trong đường lối của bổn
phận hoặc với niềm hy vọng có
được tiền bạc hoặc những phần
thưởng nào khác, nhưng chỉ thuần túy vì tình yêu. Chúng ta hãy xem xét tấm gương sau đây.
Buổi chiều muộn
của một ngày mùa đông giá rét. Mọi người đều vội vã trở
về nhà. Thình lình một tiếng kêu vang lên: “Có
một người dưới lòng sông”. Người ta
chạy đến bờ hè và nhìn xuống dòng nước
đầy bùn, dơ bẩn. Đúng là có
một người đàn ông đang dập dềnh trong
nước đen. Tiếng kêu cứu tuyệt
vọng đến những người đứng nhìn
trong tiếng ồn ào của xe cộ.
Rồi với một tiếng két
của thắng xe, một chiếc xe
hơi quẹo ra khỏi luồng xe và cặp vào chỗ
đậu xe sát lề đường. Một thanh niên
nhảy ra khỏi xe, cởi áo và giày rồi
leo lên chỗ bờ hè, quan sát thật nhanh và lao
xuống nước bùn. Sau một vài nỗ lực không
thành công, anh ta đã túm được người bị
nạn và đưa người này đến chỗ an toàn.
Trên lề đường, một
đám đông tụ tập xung quanh người bị
nạn và chờ cho xe cứu
thương đến. Ngay lúc đó, xe
cứu thương đến và đưa người
ấy đến bệnh viện. Ít lâu sau
người ấy khỏe hẳn sau cơn thử thách.
Một phóng viên đi qua, thấy câu chuyện có thể
được khai thác, bắt đầu tìm kiếm thông
tin. Nhưng thay vì tìm kiếm sự tôn vinh và tán
thưởng của dân chúng, người cứu nạn
đã biến mất.
Điều
Thiên Chúa muốn chúng ta làm là chúng ta phải đến
với Người như con cái đến với Cha mình,
Người muốn chúng ta xử sự một cách vinh
dự, không phải vì hy vọng được
thưởng, mà vì yêu thương Người và nhiệt
thành phục vụ Người.
Sự
cứu chuộc là một ơn huệ chứ không phải
là một phần thưởng. Một
phần thưởng là một vật to lớn, nhưng nó
không thể so sánh với niềm vui của một
người cảm thấy khi nhận được một
ân huệ.
|