NGHỊ QUYẾT SJR 5 TÁI ĐỊNH CƯ CHO THƯƠNG PHẾ BINH VNCH
Xin quý vị nào biết các Thương Phế Binh người Việt hoặc cùng đơn vị, hoặc bà con quen biết; xin thông báo để họ vui và để tránh bị người khác làm tiền hay lợi dụng.
Như vậy, ít nhứt từ nay Quân nhân VNCH. không còn bị CSVN hành hạ trực tiếp được nữa. Một lần nữa CÁM ƠN TNS Janet NGUYỄN và Quốc Hội Hoa Kỳ. Chương trình HO, phải nhớ ơn T.T. REAGAN.
NGHỊ QUYẾT SJR 5 TÁI ĐỊNH CƯ CHO THƯƠNG PHẾ BINH VNCH
(Washington Post). Ánh sáng cuối đường hầm đó là Nghị quyết SJR 5 là chương trình tái định cư cho thương phế binh và gia đình trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) hiện còn đang sống tại Việt nam, sau 40 năm bị bỏ quên, nay được sang Mỹ tái định cư.
Nghị quyết SJR 5 được Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua trình chính quyền liên bang và Tổng thống Barak Obama.
“Điều lưu ý các gia đình thương phế binh đừng quá vội bị kẻ xấu lợi dụng làm tiền lo hồ sơ “.
Sau khi Nghị quyết này được thi hành, Bộ ngoại giao Mỹ sẽ trực tiếp làm việc với Bộ Ngoại Giao Việt Nam phỏng vấn, giống như chương trình HO ra đi có trật tự (theo Janet Ngyễn hiện nay Hoa kỳ có danh sách khoảng 20.000 TPB VNCH).
Nhắc lại Nghị Quyết SJR 5 là do Thượng Nghị Sĩ California là Bà Janet Nguyễn (người Mỹ gốc Việt) khởi xướng chương trình tái định cư cho thương phế binh VNCH đã bị đồng minh Mỹ lãng quên sau cuộc chiến Việt nam.
Đa số họ hiện đang nghèo khó và đang lang thang bán vé số suốt 40 năm khắp miền Nam Việt Nam.
Đây cũng là tin vui cho các gia đình thương phế binh VNCH sau 40 năm, những phận đời trải qua những tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những họ chịu khó khăn trong cuộc sống mà con cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công trong xã hội giai cấp lý lịch.
40 năm trôi qua tưởng chừng như quên lãng. Nay lại có một ánh sáng cuối đường hầm, tưởng chừng như tuyệt vọng. Xin đừng gửi đơn cho www.memaria.org vì chúng tôi chỉ thông báo chứ không phụ trách việc xét đơn và chuyển đơn. Trong quá khứ chúng tôi đã nhận được một số thư của các Vị Thương Phế Binh từ Việt Nam gửi sang.
www.memaria.org
|