Đức tin và khiêm
nhường
Có một vị ẩn tu nổi
tiếng bên Ai Cập trong những thế kỷ
đầu của Kitô giáo, ngài là một con người luôn
lấy sự khiêm nhượng làm nền tảng cho tòa nhà
tu đức. Một hôm, ngài và một số đệ
tử cùng đi dạo trong sa mạc,
thình lình có một con rắn lớn xuất hiện như
muốn cản đường họ. Với phản
ứng tự nhiên, tất cả mọi người
kể cả vị thánh đều bỏ chạy.
Vài năm sau, vị ẩn tu đang
hấp hối trên giường bệnh, các đệ
tử hỏi ngài như sau:
-
Thưa cha, hẳn cha còn
nhớ ngày nọ khi chúng ta gặp một con rắn
rất lớn, tất cả mọi người
đều sợ hãi và bỏ chạy. Chúng con không hiểu
tại sao cha cũng bỏ chạy. Phải chăng cha
cũng run sợ như chúng con.
Con người thánh thiện ấy
trả lời như sau:
-
Không! Cha không hề sợ hãi
trước con vật ấy. Thế tại sao cha cũng
bỏ chạy như chúng con.
Vị ẩn tu đang hấp hối
giải thích như sau:
-
Lúc ấy cha nghĩ rằng,
thà bỏ chạy còn hơn là dung dưỡng cho tính kiêu
ngạo sẽ chồi lên trong cha sau này.
Kitô giáo đề cao sự khiêm
nhượng như một trong những nhân đức
nền tảng mà người tín hữu Kitô phải luôn
trang bị cho mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn các môn
đệ đề cao cảnh giác trước tính kiêu
ngạo của những người biệt phái và luật
sĩ. Họ quan niệm Thiên Chúa như một
chủ chăn hà khắc, chi li, thưởng phạt tùy theo công đức của mỗi
người. Chính vì thế mà họ coi những việc
lành phúc đức như ăn chay,
cầu nguyện, hãm mình, bố thí… là những việc lành
mà Thiên Chúa ân thưởng bội hậu cho họ.
Sự
giàu có và địa vị cao trọng của họ trong xã
hội được họ xem như là một thứ ân thưởng rất công bình và hợp lý mà
Thiên Chúa dành cho họ. Đánh giá như thế về công
nghiệp của mình nên những người biệt phái và
giàu có sẽ nhìn những người nghèo khổ bần
cùng trong xã hội như những người tội
lỗi bị bàn tay công thẳng của
Thiên Chúa đang đè nặng trên họ.
Đối lại với những tính
toán khôn lường và khôn ngoan ấy của những
người biệt phái và giàu có, Chúa Giêsu đề ra lòng
tin tưởng vô điều kiện mà con người
phải có đối với Thiên Chúa. Qua hình ảnh của người
đầy tớ sau khi đã vất vả nhọc
nhằn suốt ngày ở đồng áng, để rồi
khi về nhà còn phải hầu hạ phục vụ ông
chủ, Chúa Giêsu có ý nói rằng, tương quan giữa con
người và Thiên Chúa là một tương quan chủ
tớ.
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu muốn bày tỏ cho
chúng ta là một người Cha yêu thương, nhân từ. Một Thiên Chúa là Cha yêu thương
chỉ muốn con người luôn đặt tin
tưởng phó thác nơi Ngài mà thôi. Sau khi đã làm hết
phận sự của mình, người đầy tớ
chỉ có thể thốt lên: “Tôi chỉ là một
đầy tớ vô dụng”.
Hình
ảnh của người đầy tớ tự cho mình
là người vô dụng mà Chúa Giêsu sử dụng trong
mạch văn này có ý nói rằng, con người không có
bất cứ quyền nại đến công nghiệp nào
của mình để buộc Thiên Chúa ban ơn cho mình. Thiên
Chúa ban ơn cho con người một cách nhưng không, và
để đáp lại ân huệ
của Ngài, con người chỉ có thể nói lên lòng tri ân
và phó thác mà thôi. Tất cả cuộc sống của mình,
tất cả những gì mình làm được, con
người chỉ có thể và dâng lên Thiên Chúa như
một đáp đền và phó thác.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta
điều chỉnh lại quan niệm về Thiên Chúa mà
chúng ta đang có, cũng như cách diễn tả niềm
tin của chúng ta.
Phải chăng chúng ta đã không tính toán so đo với
Chúa trên cách sống đạo của chúng ta. Phải
chăng chúng ta đã không giơ tay cầu nguyện, xin
lễ, ăn chay, hãm mình, còn làm bao nhiêu những việc lành
phúc đức khác để cốt Thiên Chúa trả công và
chúc lành cho những công việc làm ăn và cuộc sống
của chúng ta. Phải chăng có những lúc chúng ta tự
phụ rằng, những thành công và may mắn chúng ta
đang có là một ân thưởng mà Thiên Chúa đã ban
tặng vì công nghiệp và hy sinh của chúng ta.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào
mối tương quan yêu thương với Thiên Chúa. Tình yêu đích thực không bao giờ so
đo tính toán hơn thiệt. Tình yêu đích
thực luôn mời gọi niềm tin tưởng và phó
thác. Qua đó, con người mới thể hiện
được chính lòng khiêm nhượng đích thực
của Kitô giáo. Cùng với thánh Phaolô, chúng ta hãy luôn tâm
niệm: “Nếu phải vênh vang thì tôi chỉ vênh vang
về những yếu hèn của tôi mà thôi, nhưng nhờ
đó mà quyền năng của Thiên Chúa được
tỏ hiện”.
|