SUY
TƯ VỀ TIỀN BẠC
Ở đây cử toạ khác với cử toạ
thù nghịch ở chương trên: Chúa Giêsu nói với các
môn đệ, điều mà Ngài đã không làm từ 12,22-53. Lập tức Ngài kể một câu
chuyện (16,1-8) và Ngài bổ túc phần
giải thích bằng đôi lời ()cc.9-13. Dụ
ngôn này có lẽ được gợi lên bởi một vài
sự kiện khác nhau, thuộc vào số những dụ
ngôn mà người ta hiểu rất sai; lấy làm gai
hướng, người ta tự hỏi làm sao Chúa Giêsu có
thể tán đồng những hành xử gian dối khi khen
tên lừa đảo giả mạo giấy tờ.
Chúng ta sẽ thấy đó không phải là cao điểm
của câu chuyện, trong đó Chúa Giêsu xác định rõ
ràng là tên quản lý bất lương (c.8). Nhưng
để tránh mọi sự hiểu lầm như thế
mà câu chuyện được tiếp tục bằng
một giáo huấn về tiền bạc.
Một nhà phú hộ có một
đồn điền rộng lớn nghe được
báo cáo bất lợi về người quản gia; ông
gọi người này lại, bảo ngưng việc và
trình sổ sách. Người quản gia lâm vào tình trạng bế
tắc vì ông phải thất nghiệp, mà cuốc
đất thì không nổi, ăn mày thì
hổ ngươi. Nhưng ông biết xoay
sở để bảo đảm tương lai; ông ta
sẽ hành động cách khôn khéo để sẽ có
người đón rước mình về nhà họ. Phần đầu này (cc. 1-4) làm ta phải nín
thở chờ đợi xem người quản lý sẽ
biết làm gì.
Và đây, ông ta gọi các con nợ của chủ
đến và đề nghị họ bớt những
khoản nợ quan trọng. Khi người ta nợ 3.700
lít dầu mà được giảm 50% thì quá ngon rồi…
Vài nhà Kinh Thánh nghĩ rằng: người quản gia
chỉ bớt tiền lời, những món tiền hoa
hồng, vốn thuộc về anh ta một cách khá hợp
pháp; một cách giải thích như thế sẽ đi
đến chỗ bào chữa cho cách hành xử của anh ta
và luân lý hoá dụ ngôn rồi. Nhưng Luca không nghĩ
như vậy: nếu người quản lý bất
lương, gian dối (c.8) là vì anh ta tỏ ra hào phóng mà gây
thiệt hại cho người thuê mướn anh ta! Và ông
chủ khen anh ta, đó có lẽ là Chúa Giêsu chứ không
phải người điền chủ đâu: Tuy nhiên,
điều này không có nghĩa là Chúa Giêsu chấp nhận
việc giả mạo chứng từ; phần cuối
của câu 8 nói rõ rằng việc khen ngợi hướng
về tính cách khôn khéo trong việc xử trí chứ không khen
tính chất bất lương của hành động. Còn
về tính cách khôn khéo trong những quan hệ hỗ
tương, thì những con cái ánh sáng –các Kitô hữu thích
gọi nhau như thế, sau khi đã trở nên rạng
sáng nhờ nghe Lời Chúa (?Tx 5,5; x. Lc
11,34tt)- có thể rút kinh nghiệm từ con cái đời
này, những kẻ không hề lo nghĩ đến
chiều kích siêu việt của cuộc sống con
người. Ngay cả khi những kẻ này
hành động một cách bất lương, người
tín hữu đích thực cũng biết rút ra một vài
giá trị có thể hữu ích cho cuộc sống của
mình.
Bài học của dụ ngôn ở câu 8
lại được Chúa Giêsu giải thích qua lời
kết luận thứ hai ở câu 9. Đó
là một lời khuyên cho các môn đệ biết cách
sử dùng tiền của một cách khôn khéo trong viễn
tuợng Nước Trời. Nếu người
quản lý bất công đã biết sử dụng của
cải đời này để có bạn hữu và
chuẩn bị cho tương lai của mình ở
đời này, thì các Kitô hữu càng phải chuẩn bị
tương lai vĩnh cửu của họ bằng cách chia
sẻ với người nghèo bằng việc bố thí;
như thế, các kẻ này sẽ tiếp nhận họ (x.14,14) vào thành đô của Chúa –tại đây
những kẻ nghèo như đang ở trong nhà họ, phù
hợp với các mối phúc 6,20tt. Như
vậy, tỏ ra khôn khéo là xem Tiền bạc như một
phương tiện chứ không như mục đích.
Tiền bạc là bất công, lường gạt
–người quản lý cũng được đánh gía như
thế ở câu 8, bởi vì nó có thể trở nên thần
tượng và bởi vì, so sánh với của cải
Vương Quốc là của đích thực và bất
diệt (x.12,33), nó có một giá trị
bấp bênh và tạm thời: tất yếu nó sẽ
vắng mặt vào ngày mà mỗi người chúng ta phải
chết. Vương Quốc của Tiền
bạc sẽ chấm dứt.
Là kết luận thứ hai của câu
chuyện người quản lý bất lương, câu 9
đưa ra hai áp dụng mới mà liên hệ với
dụ ngôn có phần lỏng lẻo hơn. Áp
dụng thứ nhất dùng để loại trừ
mọi hiểu lầm và một cách dứt khoát ngăn
cản người ta coi câu chuyện như một lời
mời gọi thực hành thói xảo quyệt (cc.10-12).
Trái với sự bất chính của
người quản lý và Tiền bạc, áp dụng này
đòi hỏi phải có sự trung tín được
thực hiện từng ngày để quản lý của
cải thiêng liêng cũng như vật chất.
Nhờ ba điều tương phản, lời khuyên này
có lẽ ưu tiên nói với những người có trách
nhiệm trong các cộng đoàn Kitô hữu: sự trung thành
phải có nơi những kẻ quản lý của cải vất
chất lại càng cần thiết hơn đối
với những kẻ có trách nhiệm về tài sản
thiêng liêng của anh em mình. Được
viết từ một dụ ngôn nhỏ và phần áp
dụng (c.13) một giáo huấn cuối cùng còn nói
đến những liên hệ với tiền bạc.
Ai thờ nó và làm nô lệ nó không thể là con cái ánh sáng
được. Từ khi Thiên Chúa đột
nhập vào trần gian, con người được
đặt trước một chọn lựa triệt để;
qua việc sử dụng của cải người Kitô
hữu phải tỏ ra mình chỉ thuộc về Thiên Chúa
mà thôi.
|