Tìm về – Lm.
Antôn Nguyễn
Văn Tiếng
(Trích dẫn từ ‘Suy Gẫm’ – Cánh
Đồng Truyền Giáo)
TÌM VỀ CHÍNH
MÌNH
Khi con người sai lầm, con người
phạm tội, con người “chạy trốn” chính mình!
Khi ấy, con người không muốn nghe tiếng nói
lương tâm, tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình.
Nhiều kẻ lún sâu vào sai lầm, vào
tội ác, nhưng vẫn sống an nhiên như
người thánh thiện. Họ đã rời xa con
người thật của họ. họ sống trong
lớp vỏ bình an giả tạo. Với loại
người này, họ không còn con đường về
nẻo thiện lương. Họ đánh mất chính mình.
Họ đánh mất nhân tính. Có những vụ án giết
người, mà kẻ tội phạm kể lại tội
ác mình làm khi đứng trước vành móng ngựa
thật bình thản đến lạ lùng!
“Sai lầm là thường tình của con
người”. Để “nhận ra mình sai lầm”, cần
phải khiêm nhường.
Không khiêm nhường không thể thấy
mình sai. Không thấy mình sai thì cứ cho mình đúng. Cứ
cho mình đúng là kiêu ngạo. Mà kiêu ngạo thì đối
nghịch lại khiêm nhường… cái vòng lẫn quẫn
ấy cản trở con người bước vào con
đường nội tâm. Không đi vào nội tâm, không
thể tìm về chính mình được.
Đi vào nội tâm là lúc con người
hồi tâm lại, và nhìn đoạn đường mình
đã đi qua. Để xem mình đang đi về
đâu. Có hồi tâm mới có hối hận. Không giọt
nước mắt ăn năn sám hối nào rơi
xuống mà con người không nhìn sâu vào tận đáy lòng
mình. Đó chính là lúc tìm về chính mình thật sự.
TÌM VỀ GIA
ĐÌNH
“Không ai là một hòn đảo”. Ngay cả
những người đã “phủi bụi trần”
để khép mình vào “bốn bức tường” tu
viện, vẫn cần có tình người. Tìm về gia
đình - hay đại gia đình - là mở rộng tấm
lòng để sống có trách nhiệm với cha mẹ, anh
em, người thân, tha nhân, đoàn thể, cộng
đồng…
Trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay,
đứa con hoang đàng đã tìm về không phải vì nhớ
thương cha mẹ hay anh em trong nhà, mà vì cái bụng
đói, vì cuộc sống quá gian nan, nhục nhã. Lý do tìm
về chỉ nhắm tới lợi ích riêng mình, còn rất
ích kỷ. Khi ra đi với lý do ích kỷ, tìm về
cũng với lý do ích kỷ. Động lực sám hối
chưa sâu xa. Chính vì lý do đó mà người anh trong câu
chuyện đã không thể chấp nhận
được. “Còn thằng con của cha đó, sau khi
đã nuốt hết của cải của cha với
bọn điếm, nay tìm về, thì cha lại giết bê
béo ăn mừng!” (Lc 15,30)
Nhưng, cũng chính vì lý do non nớt,
trẻ con đó, mà tình cha càng nổi bật, càng lớn
lao. Bất kể là vì lý do gì, miễn là đứa con
biết ăn năn sám hối, biết tìm về gia
đình. Người cha không nói rằng đứa con trai
lớn đã nghĩ sai, nhưng chỉ nói lên lý do đứa
con lầm lỗi cần được thương xót. Nó
đang cần tình thương. Và dù cho thế nào, nó
vẫn là đứa con mà ông hết mực thương
yêu. Và tình yêu đó không có sức mạnh nào lay chuyển. Và
người cha muốn đứa con trai lớn mình
phải hiểu và chấp nhận em mình với tấm lòng
bao dung cao cả như vậy. “Yêu thương em mình
như tình cha”. Điều này, chúng ta gặp thấy nơi
giới luật yêu thương của Chúa Giêsu: “Các con hãy
yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng con”.
Và đó, chính là ý nghĩa của việc tìm
về gia đình. Không có nơi nào con người
nương tựa vững chắc như mái ấm gia
đình. Trong sự bảo vệ, đùm bọc của tình
cha nghĩa mẹ. Đó còn là hình ảnh của “gia đình
Chúa Giêsu”, của “đại gia đình nhân loại”. Tình
thương anh em phải được nâng cao lên, hơn
tầm nhìn của người anh trong câu chuyện Tin
Mừng này. Vì đó là Đại Gia Đình Thiên Chúa.
“Một Đức Tin, một Phép Rửa, một Thiên Chúa
là Cha”.
TÌM VỀ BÊN CHÚA
Trong cuộc đời, có những cuộc
tìm về bị chối từ, nhưng với Thiên Chúa thì
không, vòng tay của Ngài luôn rộng mở.
Điều Ngài muốn duy nhất, là con
người biết ăn năn, sám hối. Sự sám
hối có khi còn rất nông cạn, còn rất đời
thường, còn rất vật chất, còn vì cái lợi
trước mắt. Nhưng căn bản là nhận ra
rằng Chúa chính là nơi con người nương
tựa thật sự. Không tìm về nơi đâu khác, mà
tìm về chính Thiên Chúa. Và tin tưởng rằng Chúa
vẫn hằng yêu thương tha thứ.
Sự tìm về
của Giuđa Ít-ca-ri-ốt là sự tìm về dang dở.
Giuđa biết
“tìm về chính mình”. Anh ta đã “nhìn lại mình” và đau
khổ. Anh có sám hối. Đó là một khởi đầu
rất tốt. Giuđa thật can đảm. Sự tìm
về với chính mình của Giuđa thật tuyệt
vời. Nhưng thật đáng tiếc, những
bước tiếp theo lại thất bại. Thật
tội nghiệp cho Giuđa, anh đã không đến
được với Chúa vì anh không hình dung được
tình yêu Chúa bao la đến mức có thể tha thứ
tội tày trời của anh!
Có người bảo rằng thật
tiếc là kết thúc cuộc đời của Giuđa
“không có hậu”. Nếu Giuđa tin vững vào Tình Yêu
của Chúa, không ngã lòng trông cậy, phần kết luận
sẽ khác! Thí dụ như Giuđa không tự tử,
Giuđa khóc lóc hối hận một đời như thánh
Phêrô. Rồi Giuđa sau này rao giảng về Chúa phục
sinh, lời lẽ của Giuđa sẽ mạnh mẽ:
“Tôi đã từng bán Chúa! Tôi đã chen vào đám đông và
đứng chứng kiến người ta đóng đinh
Chúa trên Thập Giá. Trong khoảnh khắc tình cờ từ
trên Thập Giá Chúa đã nhìn thấy tôi. Đôi mắt Ngài
nhân từ, đượm buồn nhưng rất âu
yếm…”. Và cuối cùng, Giuđa đã bị treo cổ vì
đã rao giảng về Giêsu đã chết và đã Phục
Sinh, chứ không phải tự treo cổ vì tuyệt
vọng! Kết thúc được như vậy cuộc
đời Giuđa thật đẹp biết bao!
Có thể sự hối hận của
Giuđa quá muộn màng. Cách sống của Giuđa quá
biệt lập trong “gia đình các môn đệ”. Khi
Giuđa biết “tìm về chính mình” và sám hối ăn
năn, Giuđa lại cảm thấy lẻ loi, mang
nặng mặc cảm tội lỗi với Chúa và với
anh em. “Một trong các môn đệ của Chúa Giêsu là
Giuđa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người,
liền nói: ‘Sao lại không bán dầu thơm đó lấy
ba trăm đồng bạc mà cho người nghèo?’ Y nói
thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y
là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và
thường lấy cho mình những gì người ta
bỏ vào quỹ chung” (Ga.12.4-6). Bước tiếp theo “tìm
về gia đình”, hòa nhập vào “cộng đoàn môn
đệ”
là không thể được. Giuđa không thể nào
chịu nổi sự lạc lỏng, cô đơn, có khi là
“búa rìu” của “dư luận” ngay trong “gia đình môn
đệ”,
không còn con đường tìm về bên Chúa được
nữa, Giuđa đã chọn con đường tự
tử. Giuđa không đủ niềm tin để
chỗi dậy.
Hãy thử tưởng tượng
đứa con trai hoang đàng trong câu chuyện Tin Mừng
hôm nay đã “không dám” về gặp thẳng cha mình, mà
về gặp anh mình để “thăm dò” xem cha mình có
thể “nhận” mình không, thì người anh sẽ phản
ứng ra sao? Dựa vào phần kết câu chuyện,
chắc chúng ta cũng có thể suy ra những câu nói của
người anh đối với em mình thế nào!
Những câu nói có thể đại loại như: -
“mầy còn vác mặt mày về đây hả?” – “Mày
định về đây chia cái gì nữa đây?” – “ Mày làm
tán gia bại sản chưa hài lòng chắc?” – “Ông già
thất vọng về mày”… Và đứa con trai hoang đàng
sẽ rút lui. Sự tìm về của nó thất bại. Nó
sẽ lại bước vào dòng đời gió bụi. Nó
sẽ chết ở xó kẹt nào đó, mang theo nỗi lòng
đau khổ sám hối ăn năn mà không còn cơ
hội nhận ra được người cha đang yêu
thương chờ đợi nó.
Có rất
nhiều vật cản trên “bước đường tìm
về”. Có rất
nhiều sương mù làm nhạt nhòa hình ảnh Thiên Chúa là
Người Cha Nhân Hậu. Không phải chỉ ngày xưa,
thời Pharisêu, Biệt Phái, mà trong cả thời nay, có khi
ngay cả trong lòng Giáo Hội.
Chuyến tìm về của đứa con trai
hoang đàng trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay thành công, vì
anh đã can đảm đến với cha mình. Anh
trực tiếp thấy được dung nhan hiền
từ của cha mình ngoài sức tưởng tượng
của anh. Không có cánh tay trừng phạt giáng xuống anh,
chỉ có vòng tay êm ái ôm chằm lấy anh. Không có những
lời hạch tội quát mắng, chỉ có những
lời ra lệnh mở tiệc ăn mừng. Không có
những lời lên án, chỉ có những lời bênh
vực. Không có bờ môi đay nghiến, chỉ có những
nụ hôn. Không có chỗ ở để nhận thêm
một đầy tớ, chỉ có chỗ ở dành cho
đứa con bao năm chờ đợi trở về.
Anh trực tiếp cảm nghiệm được lòng yêu
thương của cha anh trổi vượt hơn
vạn lần anh suy đoán. Anh nhận được ân
huệ của cha anh lớn lao vạn lần hơn
những gì anh van xin.
Sự vui mừng của cha anh cho anh lòng
tự trọng. Cho anh vững bước tiến lên
để xứng đáng với tình cha. Cha anh tin
tưởng anh làm lại cuộc đời mới.
“Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì
em con đây đã chết mà nay lại sống, đã
mất mà nay lại tìm thấy." (Lc.15,32).
Chỉ có Chúa Giêsu mới trả lời
được vì sao “các người thu thuế và các
người tội lỗi đều lui tới với
Người”, và vì sao Người lại “đón tiếp
phường tội lỗi và ăn uống với họ”. Các
người thu thuế và các người tội lỗi
đều lui tới với Đức Giêsu để nghe
Người giảng. Những người Pharisêu và các kinh
sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp
phường tội lỗi và ăn uống với
chúng." (Lc.15,1-32).
Chỉ có Chúa Giêsu mới diễn tả
đúng mức thế nào là Thiên Chúa là Cha Nhân Từ. và
thế nào là Tình Yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại khi vòng tay
của Người dang rộng trên Thập Giá. “Ông Philípphê
nói: ‘Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha,
như thế là chúng con mãn nguyện’. Đức Giêsu
trả lời: ‘Thấy ở với anh em bấy lâu,
thế mà anh Philíphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai
thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin
tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’?” (Ga.14,8-9).
Lạy Chúa, Xin
đừng làm rạng rỡ chúng con, vâng, lạy Chúa, xin
đừng! nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ, bởi vì
Ngài thành tín yêu thương. (Tv.115,1). Amen.
|