Quan trọng - McCarthy
Người ta có thể nói: Tại sao
người mục tử lại quan trọng hóa như
thế với một con chiên đi lạc trong lúc
người ấy vẫn còn 99 con khác? Và tại sao
người phụ nữ lại quan trọng hóa như
thế với một đồng tiền đánh mất? Bất
cứ cái gì mà chúng ta đánh mất đều có một giá
trị thái quá. Ví dụ như bạn đánh mất
một cái chìa khóa. Ngay khi bạn làm mất, cái chìa khóa
ấy trở nên quan trọng hơn tổng số mọi
vật mà chúng ta vẫn có. Không bao giờ chúng ta biết giá
trị của một vật chúng ta có cho đến khi
chúng ta mất nó.
Một lần kia, có một thanh niên
mong ước mình sẽ trở thành một nhà nhiếp
ảnh. Mỗi năm, anh đem một gói các bức
ảnh đẹp nhất của mình đến nhà một
nhiếp ảnh gia lão thành và danh tiếng để xin ông
này chỉ dẫn và đánh giá. Nhiếp ảnh gia lão thành
nghiên cứu các bức ảnh và chia ra làm hai gói nhỏ,
một gói gồm các bức ảnh đẹp và một gói
gồm các bức ảnh xấu, chưa đạt. Năm
nào ông cũng nhận thấy rằng người thanh niên
luôn đem đến một bức ảnh chụp phong
cảnh và lần nào cũng bị xếp vào các bức
ảnh xấu bị loại. Vì thế, ông mới quay
lại người thanh niên và nói:
-
“Rõ ràng là cậu
đánh giá cao bức ảnh này. Tại sao cậu lại
thích nó như thế?”
Người thanh niên đáp:
-
“Bởi vì cháu phải leo
lên núi để chụp nó”.
Một vật trở nên quí giá
đối với chúng ta bởi vì chúng ta mất nó. Nhưng
nó cũng có thể trở nên quí giá vì công sức mà chúng ta
đã bỏ ra cho nó. Những hy sinh mà chúng ta đã
thực hiện có được hoặc giữ
được nó làm tăng thêm giá trị của nó trong
mắt chúng ta.
Có một câu chuyện tuyệt vời
kể lại rằng một ngày nọ Đức Giêsu
hiện ra với một người mục tử đang
gặp chuyện đau buồn. “Tại sao con
buồn bã thế?” Người hỏi
“Bởi vì con đã để mất một trong các con chiên
của con”, người mục tử đáp “và dù con đã
tìm kiếm khắp nơi, con đã không tìm thấy nó.
Có lẽ chó sói đã xé xác nó”. Nghe
đến đây Đức Giêsu nói: “Con hãy chờ ở
đây. Chính Thầy sẽ đi tìm nó”.
Nói xong, Người biến mất vào
trong các đồi. Ít giờ sau,
Người trở lại với con chiên lạc.
Đặt con chiên dưới chân người mục
tử, Người nói: “Kể từ ngày hôm nay, con phải
yêu thương con chiên này hơn những con chiên khác trong
bầy chiên của con, vì nó đã mất mà nay đã tìm
lại được”.
Trong các câu chuyện con chiên lạc và đồng
tiền đánh mất Đức Giêsu nhấn mạnh
một điều, đó là: Đối với Thiên Chúa,
mỗi người đều quan trọng và quí giá. Nhất là khi người ấy đã hư
mất. Thiên Chúa sẽ yêu thương
người ấy nhiều hơn chứ không ít đi.
Những người Pharisêu tự coi mình là những
mẫu mực về đạo đức nên không liên can
gì đến những người tội lỗi. Họ cho rằng Thiên Chúa cũng không quan tâm
đến những người tội lỗi. Tín
điều chính yếu trong tôn giáo của họ la: “Thiên
Chúa yêu thương người đạo đức và
ghét bỏ kẻ tội lỗi”. Nhưng
Đức Giêsu cho họ thấy có một loại Thiên Chúa
hoàn toàn khác hẳn.
Đức Giêsu nhân hậu và yêu
thương khi Người tiếp cận với
những người tội lỗi. Người
biết rằng sự loại trừ và phán xét không bao
giờ giúp cho một người thay đổi. Vì thế Người dùng sự hiện diện
của Người như một cách để
người ta cảm thấy được chấp
nhận và yêu thương và trong bầu không khí ấy
họ có thể đáp lại và thay đổi.
Dù từ một quan điểm nhân
bản, sự tiếp cận của Người cũng
mang nhiều ý nghĩa. Nếu một đứa bé bị
lạnh và đói lả, nó không cần một bài giảng
thuyết; nó cần hơi ấm và lương thực.
Jean Vanier cũng nói rất hay: “Con người ở trong
cảnh khốn cùng không cần một cái nhìn xét đoán và
chỉ trích, nhưng cần một sự hiện diện
đầy an ủi đem lại bình an,
hy vọng và sự sống”.
“Khi một người cha than khóc
đứa con của mình đã đi vào những con
đường xấu xa, ông sẽ làm gì? Ông
sẽ yêu thương nó nhiều hơn bao giờ hết”
(Beal Shem Tov).
|