Từ bỏ để theo
Chúa. – Veritas
(Trích dẫn từ ‘Hãy Ra Khơi’)
Hồi còn trong chủng
viện, tôi đã có dịp
nghe nói đến bác sĩ Tom Dolay qua bản dịch tập nhật ký sang tiếng Việt có tựa
đề là: “Lào Quốc Đèo Heo Hút
Gió” ghi lại công việc phục vụ của bác sĩ tại
một nơi mà ngày nay chúng
ta có thể
gọi là “vùng sâu, vùng
xa”. Trong khi dấn thân
phục vụ anh chị em
cùng khổ, bác sĩ Tom Dolay phải chiến đấu với chính thập giá của bản thân mà ông
gọi một cách bóng bảy
là “ngọn núi cao nhất”
của đời ông mà ông
đã phải vượt qua, đó chính là căn
bệnh ung thư mà ông
đang mắc phải. Bác sĩ đã không vượt qua được ngọn núi cao này,
đã chịu thua căn bệnh
ung thư
và qua đời lúc mới 34 tuổi.
Vì muốn sống trọn vẹn hơn đức tin vào Chúa, bác
sĩ Tom Dolay đã từ bỏ gia đình,
từ bỏ những tiện nghi của một cuộc sống sung túc an nhàn để
ra đi phục vụ những con người cùng khổ nơi vùng xa
và vùng sâu.
Bác sĩ đã thực hiện nơi chính bản thân điều chúng ta vừa
đọc trong đoạn Phúc âm hôm nay: “Ai không bỏ cha mẹ, vợ con anh chị em
mà đến với Ta thì không thể làm môn đệ
Ta. Ai không vác thập giá mình mà theo Ta thì không thể làm môn đệ
Ta”. Và không phải là vác
trong giây lát, trong lúc
cần thiết để biểu diễn cho người khác nhìn thấy mà phải vác
hàng ngày, thường xuyên trong âm thầm,
không ai nhìn thấy, chỉ mình Chúa biết mà thôi.
Bác sĩ Tom Dolay đã ghi lại
trong tập nhật ký như
sau: Tôi phải tiếp tục thi hành
công tác đang làm như
một bác sĩ bao lâu
Chúa còn cho tôi thời
gian sống ở trần gian này để thực hiện nó. Tôi tiếp
tục sống dịu hiền, bởi vì để
sống hiền dịu con người phải có can đảm. Giờ đây, đứng trước ngọn núi cao nhất
của đời tôi, (tức là chính căn
bệnh ung thư mà
bác sĩ đang trải qua) tôi còn phải
can đảm hơn
nữa, mặc dù can đảm đôi khi chỉ
là một bài ca buồn. Hy vọng vẫn
còn và bất
cứ nơi nào còn có
người can đảm
chiến đấu,
tôi không có ý định nằm im chờ
chết trên giường bệnh, còn rất nhiều
việc phải làm trong thế
giới này.
Lần đầu tiên đối diện với thập giá trong tâm thức
trần tục trước biến cố Vượt Qua, các tông đồ
không hiểu được mầu nhiệm thập giá và dĩ
nhiên họ còn lo sợ tránh né. Việc đó đã xảy ra cho
Phêrô, ông can gián Chúa đừng
lên Giêrusalem để khỏi phải chịu chết trên thập giá. Phêrô đã bị
Chúa trách là không suy
nghĩ theo
tiêu chuẩn của Thiên Chúa mà theo
tâm thức thường tình trần tục.
Thật đúng vậy,
nếu nhìn theo phương diện trần tục, xưa cũng như nay thì làm sao
con người, mỗi
người chúng ta có thể
yêu mến thập giá, một hình khổ sỉ nhục dành cho kẻ bị
kết án tử hình, bị tước lột mọi quyền lợi làm người.
Thánh Phêrô từ chối và khuyên
Chúa không nên đi vào
con đường này,
nhưng Chúa Giêsu muốn Phêrô và các
môn đệ hãy nâng tâm
hồn lên, hãy có cái
nhìn của Thiên Chúa trước
mầu nhiệm thập giá, trước những khổ đau, những thử thách. Cần phải nhìn
thấy mối liên hệ sâu
xa được thực hiện nơi chính Chúa Giêsu trong
cuộc Vượt
Qua của Người.
Mối liên hệ sâu
xa giữa thập giá và mầu nhiệm
Vượt Qua của
Chúa cần phải nhìn thấy mối liên hệ sâu
xa này.
Chúng ta ngày hôm
nay cũng như các đồ đệ của Chúa ngày xưa,
một khi đã bước theo Chúa
mới có thể hiểu được giá trị của thập giá trong đời sống của mỗi người chúng ta. Giá trị
của thập giá đó hệ
tại nơi mối liên hệ với mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, và chúng
ta cần vác thập giá trong sự
kết hợp với Chúa Giêsu với mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Hay nói theo ngôn
ngữ của thánh Phaolô, chúng
ta cần đưa thập giá của chúng
ta vào mầu
nhiệm Vượt
Qua của Chúa: “Tôi bổ túc nơi
thân xác tôi những gì còn thiếu
nơi mầu nhiệm thập giá của Chúa,
Đấng đã yêu thương tôi và chịu
chết vì tôi. Tôi sống,
nhưng không phải là tôi
sống mà là chính Chúa
Kitô sống trong tôi”.
Đây
là một quyết định của người can đảm. Theo Chúa cần can đảm, theo Chúa
không phải là một việc
làm vì nhẹ
dạ, vì xu thời, nhưng là việc
làm can đảm sau khi đã
suy nghĩ chín chắn. Hãy để cho Chúa Kitô
vác lấy thập giá với ta trong
cuộc sống hằng ngày, và chỉ với
tình yêu kết hợp với Chúa mới có thể
giúp ta từ
bỏ mọi sự để theo Chúa.
Hay đúng hơn, nói cách khác
để yêu mến Chúa trên hết mọi sự và trong tình
yêu Chúa trên hết mọi sự chúng ta mới
có thể yêu mến thực
sự cha mẹ, anh chị em,
của cải, tất cả mọi sự của ta trong
tình yêu của Ngài.
Chúng ta nói
như đã từ bỏ mọi sự, thật sự chúng ta đặt
mọi sự vào đúng vị
trí của nó trong tình
yêu của Chúa. Xin Chúa giúp
mỗi người chúng ta được
trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức mến, và xin
Chúa giúp cho mỗi người
chúng ta được trung thành cho đến
cùng là đi
trọn con đường
như Chúa đã đi, đó là con đường thập giá, và giờ
đây chúng ta cùng nhau
tuyên xưng đức tin của mình qua Kinh Tin Kính.
|