Niềm vui
lớn hơn – Lm. G. Nguyễn Cao
Luật
Cuộc đời,
chọn lựa và từ bỏ
Trên báo chí, người ta vẫn
đọc thấy chuyện về các vận động
viên phải hy sinh một số những điều mình
ưa thích, chẳng hạn phải kiêng một món ăn nào
đó để khỏi tăng trọng lượng,
bỏ một thói quen nào đó không phù hợp với môn
thể thao mình đang theo đuỗi. Và rồi, họ
phải dành nhiều thời gian, nhiều sức lực
để tập luyện, nhờ đó thành tích thể
thao càng lúc càng được nâng cao.
Trong việc kinh doanh sản xuất,
cũng có những người bỏ cả sản
nghiệp của mình để mong làm giàu hơn nữa.
Đôi khi người ta giật mình vì có những
người bỏ ra hằng trăm triệu để làm
vốn kinh doanh. Hoặc có những người nghèo,
nhưng say mê một công việc nghiên cứu nào đó,
cũng đành phải bán những vật dụng thân
thiết nhất của mình để có phương
tiện tiếp tục công trình dang dở.
Cuộc đời là như thế,
vẫn có những hy sinh, những từ bỏ, vẫn có
những lựa chọn, những phiêu lưu. Hy sinh, từ
bỏ là chấp nhận mất mát, chấp nhận
thiếu thốn và cũng có lúc phải đau khổ,
đau khổ xé lòng. Những hy sinh, những từ bỏ
ấy có một mục đích: đáp ứng điều
mình lựa chọn và tin chắc rằng đó là
điều cao hơn, và điều ấy sẽ thành công.
Đó cũng là cuộc phiêu lưu bởi vì sẵn sàng
bỏ ra những gì mình đang có để đạt
tới điều cao cả hơn.
Từ ý tưởng đó, xin trở
lại với bài Tin Mừng. Đức Giêsu đi
"lên" Giê-ru-sa-lem. Phía sau, phía thấp hơn là Na-da-rét,
là gia đình thân thuộc, và cả miền Ga-li-lê, nơi
Người cảm thấy như nhà của mình, và cũng
ở đó, dân chúng đã nghe Người giảng dạy,
đã tin Người một phần nào. Phía trước,
ở trên cao, là thành đô, nơi những kẻ chống
đối Người thường lui tới. Tuy nhiên,
Người phải "đi lên", phải đến
thành đô, vì tại nơi chốn biểu tượng
này, tất cả những điều Người thực
hiện từ lâu nay sẽ đi đến kết thúc.
Người phải đi lên để chu toàn trọn
vẹn thánh ý Chúa Cha, và hoàn tất sứ mạng đã
được trao phó. Trước mặt Người là
những nguy hiểm đang đợi chờ, cả
mối đe doạ đến mạng sống.
Người biết rằng ở Giêsu-sa-lem, các đối
thủ của Người đang tìm cơ hội, tìm lý
lẽ để hại Người. Đã nhiều
lần Người phê phán các hành vi của họ, tố
cáo thói giả hình, và cũng đã từng xô đỗ
những đặc quyền của họ. Người làm
những điều đó vì lòng yêu thương, vì muốn
đưa họ đến chân lý, nhưng họ lại
coi Người là một đối thủ nguy hiểm,
một kẻ phản loạn.
Tất cả những nguy cơ này,
Đức Giêsu biết rõ. Người đi lên Giê-ru-sa-lem,
chấp nhận những hiểm nguy. Người không
chỉ bằng lòng với những điều đã
đạt được ở Ga-li-lê, Người
phải thực hiện những điều đó tại
Giê-ru-sa-lem nữa, và làm cho những điều
Người loan báo đạt tới kết cục toàn
vẹn. Người sẵn sàng "bỏ vốn"
để đạt được thành công cuối cùng,
thành công dứt khoát. Vốn liếng của Người
chính là mạng sống chứ không phải điều gì
khác.
Đây thực là một mẫu
gương về sự dấn thân. Người Kitô
hữu được mời gọi đi lên Giê-ru-sa-lem
thiên quốc, bỏ lại những gì mình đang nắm
giữ, và đem cả con người mình bước vào
con đường hẹp, con đường phiêu lưu
với Thiên Chúa.
Chọn Đức
Giêsu hơn tất cả
Trên con đường đi lên
Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu suy nghĩ về tất cả
những điều sắp xảy ra. Phía sau Người
là các môn đệ, những người đã
được Người mời gọi, quy tụ
để theo Người và làm chứng cho Người.
Như môn đệ của nhóm Pha-ri-sêu, các ông đi theo
Người, sẵn sàng lắng nghe những giáo huấn của
Thầy. Các ông là những người được
Đức Giêsu tỏ lòng yêu mến. Nhưng liệu các ông
có hiểu rõ sứ mạng của Người cũng
như những việc Người cần thực
hiện?
Trong tâm trí các ông, Đức Giêsu đi
lên Giê-ru-sa-lem để đón nhận vinh quang,
Người sẽ hoàn thành Vương quốc
Người đã từng loan báo, và như vậy, chắc
hẳn các ông cũng sẽ được thông phần. Các
ông đã bỏ mọi sự, cả gia đình thân
thuộc, nghề nghiệp và tương lai của mình
để đi theo Người, nên lúc này, tâm hổn các ông
tràn trề hy vọng sẽ được đền bù
xứng đáng. Đọc lại câu chuyện các ông tranh
luận với nhau xem ai là người lớn nhất, và
lời thỉnh cầu của bà mẹ các con ông Dê-bê-đê
(xem Mt 20,21), người ta hẳn thấy rõ điều
ấy.
Thực ra, đó cũng là chuyện bình
thường của con người. Ai chẳng mong
rằng những vất vả của mình được
đền bù, người nào bỏ vốn ra làm ăn mà
không mong thu lời. Thế nhưng, chương trình
của Thiên Chúa lại khác. Đoạn đường các
ông đã đi, chưa phải là tất cả. Còn có
những khó khăn, những nguy hiểm lớn hơn
đang chờ các ông ở phía trước. Như
Đức Giêsu, các ông sẽ còn trải qua những đau
khổ ghê gớm hơn nữa, và phần thưởng
không phải là cuộc sống vinh quang ở trần gian,
nhưng là ở trong Nước Thiên Chúa.
Bấy giờ, Đức Giêsu biết
được những điều đang ám ảnh các
tông đồ, Người quay lại và đưa ra
một lời cảnh cáo rất ghê gớm: đi theo
Người, tức là chấp nhận chương trình
của Người, đồng thời chấp nhận
luôn những đòi hỏi nằm trong chương trình
đó. Những đòi hỏi ấy như thế nào ?
Trước hết là yêu mến
Đức Giêsu hơn tất cả, và mang lấy thập
giá của mình. Điều này không có gì là phi nhân bản.
Đức Giêsu biết rằng trong cuộc đời
vẫn có những chọn lựa nền tảng buộc
đặt vấn đề lại. Vào những lúc như
thế, người ta thường đưa ra những
tình cảm chính đáng nhất như cái cớ để
tránh những chọn lựa cần thiết.
Không thể là môn đệ của
Đức Kitô khi vẫn sống theo tính ngẫu hứng,
theo một hệ thống tư tưởng. Cần
phải ý thức về thân phận của mình, đảm
nhận thân phận ấy trong cuộc sống
thường ngày, và hoàn thành thân phận ấy, không
để cho bất cứ điều gì làm lung lạc, làm
biến chất hay tiêu diệt. Đi theo Đức Giêsu là
một cuộc sáng tạo trường kỳ, không
được quay lại đàng sau, dù bất cứ vì lý
do gì.
Như thế, tính cách độc đáo
của Nước Trời đòi buộc nằm ngay ở
trong nội tâm mỗi người. Đó không phải là
một việc này việc nọ thành công, cũng không
phải là vinh quang vì được người
đời nhắc đến. Tính cách này không buộc
người ta phải trở thành những anh hùng, nhưng
là vượt qua chính mình ; nó cũng không kêu gọi con
người sống cách tuỳ thích, nhưng kêu mời trao
tặng. Trong việc lựa chọn này, lý do căn bản
luôn luôn được gợi hứng từ tình yêu.
Sau nữa, đi theo Đức Giêsu là
chấp nhận phiêu lưu, là đánh đổi cả
đời mình. Người ta không biết trước
điều gì sẽ xảy ra, nên Tin Mừng mời
gọi những người muốn trở thành môn
đệ Đức Kitô phải sẵn sàng, phải
biết dự liệu: biết sử dụng những
phương tiện để đạt tới mục
đích. Nếu không dự liệu trước, không
những công cuộc này bị thất bại, nhưng còn
phá huỷ cả điều đã lôi cuốn, đã
hấp dẫn, đã mời gọi con người
bước theo. Ở đây, điều đáng nhấn mạnh
là cần phải đạt tới Nước Trời.
Đức Giêsu đã báo trước điều này:
Người không có ý làm những người nghe nản
lòng, nhưng muốn họ nhận định rõ ràng
về tầm mức của công việc. Họ phải
đánh đổi tất cả để được
tất cả, phải đem tất cả của cải
và sức lực của mình vào cuộc, phải chấp
nhận những hy sinh lớn lao, bởi vì ơn cứu
độ là một cuộc phiêu lưu mà không có gì so sánh
nỗi.
Niềm vui tiến
về phía trước
Năm 1992, cả thế giới hân hoan
mừng kỷ niệm 500 năm khám phá ra Châu Mỹ.
Để có được thành công này, Christophe Colomb đã
đem toàn bộ gia tài của mình ra để thực
hiện chuyến đi, đồng thời phải
lấy uy tín và ảnh hưởng của mình để
thuyết phục nhà vua. Cuối cùng sự liều lĩnh
và gan dạ của ông đã đem lại kết quả
tuyệt vời: khám phá ra Tân thế giới.
Người môn đệ đi theo
Đức Giêsu cũng phải liều lĩnh và gan dạ.
Họ chấp nhận phiêu lưu với Đức Giêsu,
chấp nhận chương trình của Người,
đồng thời sẵn sàng và vui vẻ mang lấy thập
giá của mình. Họ tin tưởng vì những nỗ
lực của họ không uổng phí. Họ vui vẻ
bước đi vì biết rằng những gian truân
hiện tại không đáng kể gì so với tương
lại rực rỡ ở phía trước. Đây là nét
đặc trưng của Kitô giáo, trong đó có dấu
ấn của nhà nghệ sĩ đồng thời là
một người khám phá. Không gò bó, không an phận ;
họ sẵn sàng bỏ lại đàng sau tất cả
những gì đã có để lao mình về phía
trước, và đó là niềm vui, niềm vui của
sự từ bỏ, niềm vui của những
đỉnh cao mới. Nước Thiên Chúa vẫn ở
phía trước, vẫn có một khoảng cách vô tận,
nhưng đồng thời vẫn trong tầm tay.
ÙÙÙ
"Hồng ân quý
giá, đó là kho tàng chôn giấu trong thửa ruộng. Vì kho
tàng ấy, người ta sẵn lòng đem bán tất
cả những gì mình đang có.
"Hồng ân quý
giá, đó là viên ngọc quý. Vì viên ngọc ấy,
người lái buôn sẵn sàng đem cả tài sản ra
đánh đổi.
"Hồng ân quý
giá, đó là vương quốc của Đức Kitô. Vì
vương quốc ấy, con người sẵn sàng
vứt bỏ con mắt gây sa ngã.
"Hồng ân quý
giá, đó là lời mời gọi của Đức Kitô. Vì
lời mời ấy, các môn đệ bỏ chài
lưới để đi theo.
"Hồng ân quý
giá, đó là Tin Mừng mà người ta phải khám phá luôn.
Đó là ân huệ mà người ta phải cầu xin. Đó
là cánh cửa mà người ta phải gõ."...
theo D. Bonhoeffer
|