Một đòi hỏi nhân bản sâu đậm
nhất
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Trước hết
chúng ta minh định danh từ để
tránh hiểu lầm. Đức Kitô không bao giờ
phán rằng muốn theo
Chúa phải ghét cha ghét mẹ
…… Ở đây là một sự
sắp hạng, quan hệ tình
cảm thông thường phải đặt sau quan hệ tình
cảm siêu nhiên. Tình nghĩa gia
đình phải đứng sau tình yêu mến
Thiên Chúa. ‘Ghét’ ở đây phải hiểu theo nghĩa
‘giảm bớt tình quyến luyến’. Chúng ta ngạc nhiên
thấy những đám rất đông đi theo Đức
Giêsu trên đường hành đạo của Người, mà con số những kẻ rời bỏ gia đình
trở nên môn đệ Chúa chẳng được là bao. Nhưng chúng ta hiểu ra khi
thấy Chúa nói lên những
điều Chúa đòi hỏi. Không bao giờ chỉ
vì muốn lấy lòng dân chúng mà
Chúa che giấu những đòi hỏi của Người.
Với bất cứ ai, Chúa có
một cung cách quý mến
là không đề nghị một thái độ đồng lõa với yếu
hèn, trái lại Người kêu gọi lòng
hào hiệp của người ta. Tới ngày đông đảo dân chúng bỏ Chúa, nộp Chúa cho quân
dữ giết, Người không kết án
dân chúng vì Người muốn hy sinh
mạng sống cho họ. Tới lúc
đó, Chúa sẽ có những
môn đệ xứng đáng với sự đòi hỏi của Người, họ sẽ trở lại trong dân chúng
làm chất men trong bột. Bài đọc hôm nay của thánh Luca cho thấy Phúc Âm gần gũi đời sống tới mức nào.
1) Bất chợt Đức Giêsu đến với con người trong đời sống cụ thể, trong khung cảnh
sinh hoạt gia đình. Chúa đem đến
một sự việc cực kỳ mới lạ. Những tình cảm gia đình sâu
đậm là thế, chính đáng là thế,
nay con người thấy
còn có một
điều quá lớn vượt lên trên tình
nghĩa gia đình. Do đó, hễ quyết tâm theo
Đức Giêsu thì cũng quyết
tâm mở rộng đời sống cụ thể đón lấy một thực tại sâu rộng hơn, hiện thân hơn những
liên hệ gia đình cố
hữu. Thánh Phanxicô, đấng thánh tôn trọng
Phúc Âm rất
nghiêm chỉnh, nhờ kinh nghiệm sống theo Phúc Âm
của ngài mà thốt ra
hai tiếng ‘cha’ và ‘mẹ’ khi
ngài nói về Đức Kitô, trong miệng
ngài từ ngữ ‘anh em’ mang nặng
tình nghĩa đậm đà vượt xa tình huynh đệ
thế gian. Tuy không ý thức
rõ rệt, ngài vẫn diễn tả được cao độ phẩm chất nhân bản trong đời sống theo khuôn
mẫu Phúc Âm. Phúc Âm vượt
lên trên những tình cảm gia đình
thông thường nhưng không hủy bỏ chúng. Có thể nói rằng, mặc dầu cái khuôn
mẫu tình cảm thế gian vẫn được tôn trọng, có những liên hệ gia đình
mới lạ được thiết lập qua một sự thăng hoa, ở một chiều cao hơn. Chúng ta có thể thực tình nói đến
‘gia đình trong Đức Kitô’.
2) Đòi hỏi của Đức Kitô không có
gì là phi nhân. Nghe nói đến
‘thập giá’ phải mang vác, người ta có thể
cho đó là một đòi
hỏi quá sức con người. Muốn có một sự
hiểu biết đúng đắn, thì trong đầu
chúng ta thập giá phải đi liền với một tình yêu. Phải nhìn thập
giá Đức Kitô như một
sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Tôi chọn lấy thập giá của Chúa
thay vì tình
yêu theo nhân tính tự
nhiên nhất, chính đáng nhất, là bởi vì thập
giá phát xuất từ một tình yêu thượng đẳng, nó thấm đượm sâu đậm cái điểm nhân tính nhất
trong tôi, đó là sự
tự do lựa chọn, là tâm hồn dâng
hiến. Thập giá Đức
Kitô là bằng
chứng và cũng là bề
nổi tình yêu của Chúa.
Thập
giá Chúa, tức là hy
sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không
cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Ở đây, chúng ta chẳng
đang đứng trước một đòi hỏi nhân bản sâu đậm nhất ư?
|