Môn đệ Đức Kitô- Lm.
Bùi Quang Tuấn.
Lin Chi là bậc thiền sư nổi
tiếng về đức độ. Rất nhiều
người nhận ông làm sư phụ. Một hôm có
bậc vị vọng trong nước ghé thăm tu viện
và kinh ngạc khi nghe biết có khoảng 10 ngàn người
đang tu học ở đó. Vì muốn biết đích xác
con số nên vị khách đã lên tiếng hỏi Lin Chi:
“Ngài có tất cả bao nhiêu môn đệ?” Lin Chi trả
lời: “Chừng 4 hay 5.”
Lạ thật! Với hàng chục ngàn
người theo học mà chỉ có 4,5 người là môn
đệ chính tông. Không biết đó là chuyện đáng
vui hay đáng buồn.
Nếu
hôm nay có người hỏi Chúa: Ngài có chính xác bao nhiêu môn
đệ? Không biết Chúa sẽ trả lời ra sao.
Phải chăng Ngài cũng phải xác nhận rằng
nhiều người “có tiếng mà không có miếng.”
Nhưng
tại sao lại như thế? Phải chăng tiêu
chuẩn Ngài đưa ra quá cao? Có lẽ không ít
người trách Chúa chẳng chịu ‘nhẹ tay’ đôi
chút. Ít nữa là hứa hẹn những gì hấp dẫn,
kích thích thị hiếu con người. Đàng này những
điều Ngài nói lại chẳng lôi cuốn lắm: “Ai
đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh
chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làmôn
đệ Ta” (Lc 14:26). Thật là chói tai!
Nhưng
đó lại là chân lý. Và khi trình bày chân lý, Đức Giêsu
đã không bôi dầu trét mật hoặc mài dũa cho
bớt góc cạnh hầu dễ nuốt. Trái lại, Ngài
rao giảng đầy đủ, trọn vẹn, và rõ ràng.
“Những Điều Kiên Làm Môn Đệ Đức Kitô”
được ghi nhận trong Tin Mừng của Thánh Luca
là một ví dụ cụ thể.
Bước
theo Đức Giêsu là phải từ bỏ nhiều
thứ, từ của cải vật chất cho đến
ý riêng, từ quan hệ gia đình cho đến mạng
sống. Đồng thời phải chấp nhận xung
vào cuộc chiến, trực diện với kẻ thù có khi
còn mạnh và đông gấp đôi mình. Gian nan cam go vô cùng.
Thế nên rất cần một sự cân nhắc kỹ
càng, không thể cứ làm tùy hứng, kẻo “khởi
sự xây cất mà lại không hoàn thành nổi,” hoặc xung
trận mà lại nắm chắc phần... thua trong tay thì
không xứng hợp với Nước Thiên Chúa tí nào.
Thế
nhưng mới nhìn thoáng qua, có người đã cảm
nhận thiệt thòi quá nhiều. Chưa thấy lợi
đâu, trước mắt đã phải đương
đầu với từ bỏ, mất mát, khó khăn.
Phải chăng vì thế mà nhiều người sợ
theo Chúa. Hoặc có theo, thì chỉ theo xa xa, theo kiểu
“hữu danh vô thực,” vừa gặp gian nan là bỏ Chúa
chạy trốn tức thì.
Có
lẽ vì nhìn thoáng qua nên người ta chỉ thấy
được bề mặt của từ bỏ mà không
nhận ra chiều sâu của sự sống. Không cuộc
sống nào phong phú và ý nghĩa nếu không có xây dựng và
chiếu đấu. Hai dụ ngôn “Người Xây Tháp” và
“Vua Ra Trận” đã khẳng định điều
đó. Dù là ơn gọi tu sĩ hay gia đình, dù là dấn
thân hoạt động hay ẩn mình tại gia, tất
cả đều phải mang tinh thần dựng xây và
chiến đấu mới mong đem lại giá trị cao
quí và bền lâu cho cuộc đời.
Xây
tháp thì cần thời gian. Ra trận là phải chấp
nhận đổ máu. Cả hai điều đó đã làm
nên những thách đố trường kỳ, khiến bao
tâm hồn phải lao đao, bao bước chân phải rã
rời. Thời gian có thể xao dịu và hàn gắn
thương tích, nhưng cũng là yếu tố làm nản
lòng bao nhiệt tình, nồng thắm của phút giây ban
đầu. Thế nên vẫn cần luôn một tấm lòng
quả cảm và một tinh thần kiên trung.
Xây
là xây đến xong. Đánh là đánh cho đến cùng.
Nhưng để được như thế lại
phải ngồi xuống suy tính. Cả hai dụ ngôn
đều nhắc đến thái độ cần
thiết đó: “Ai trong các ngươi muốn xây tháp mà
trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần
thiết, xem có đủ để hoàn tất không? “ và “Vua
nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà
trước tiên không ngồi suy nghĩ, xem mình có thể
đem mười ngàn quân ra đương đầu
với đối phương dẫn hai mươi ngàn
quân tiến đánh mình chăng?” “Ngồi suy nghĩ” hay
“ngồi tính toán” đều diễn tả chung một hình
ảnh: ngồi cầu nguyện. Thế ra, cầu
nguyện chính là bí quyết đưa đến đời
sống vững chắc và kiện toàn. Qua cầu nguyện
tôi có được sức mạnh bên trong, làm nền cho
bao hành động “chiến đấu” và “xây dựng” bên
ngoài.
Phải
chăng những biến cố nhảy rào, những
thất bại đau thương, những dang dở chua
xót... trong các thứ ơn gọi, tu sĩ hay gia đình,
phần lớn là do người ta không biết “ngồi suy
tính”, hầu có được một chọn lựa
đúng đắn và đón nhận sức mạnh
đỡ nâng từ Thiên Chúa. Bất cứ chọn lựa
đúng đắn nào cũng đòi hỏi một lòng kiên
trung thi hành. Người ta không thể lấy nhau một
thời gian rồi thôi hoặc khấn hứa vài ba năm
rồi bỏ. Thế nên, cần phải “ngồi xuống”
cầu xin để có được sự bền
đỗ trong ơn gọi. Bởi vì, như Đức
hồng y Nguyễn Văn Thuận có nói, “Một
người thánh mà không cầu nguyện là thánh giả. Con
đợi xem, họ sẽ sụp đổ không mấy
hồi”. (Đường Hy Vọng 131).
Nếu
tôi không muốn làm thánh giả, nếu tôi không muốn hành
trình xây tháp bị dở dang, nếu tôi không muốn
“giữa đường phải đứt gánh”, nhưng
muốn trở thành môn đệ chân chính của
Đức Kitô, tôi cần phải “ngồi xuống”
thường xuyên để xét lại đời mình trong
tin yêu và cầu nguyện. Chắc chắn nhờ đó, ánh
sáng Tin mừng sẽ soi chiếu bước chân và tăng
sức tâm hồn, giúp tôi vượt qua chông gai thử thách
và cập bến bình an.
|